Một loạt nhà ngoại giao Myanmar tuyên bố quay lưng với chính quyền quân sự

Sau khi Myanmar trải qua ngày biểu tình đẫm máu nhất, 10 nhà ngoại giao đang thực hiện nhiệm vụ ở nước ngoài đã tuyên bố không làm việc cho chính quyền quân sự.

Người dân Myanmar biểu tình phản đối quân đội nắm chính quyền.

Người dân Myanmar biểu tình phản đối quân đội nắm chính quyền.

Theo tờ Irrawaddy, đây là phản ứng mạnh nhất mà các nhân viên ngoại giao Myanmar thể hiện đối với chính quyền quân sự.

Hôm 4.3, 5 nhân viên ngoại giao làm việc tại đại sứ quán Myanmar ở Mỹ, tuyên bố tham gia Phong trào Bất tuân Dân sự (CDM), từ chối nhận chỉ thị mới từ chính quyền quân sự.

Các nhà ngoại giao nói rằng họ cảm thấy rất đau buồn và phẫn nộ trước việc lực lượng an ninh sử dụng vũ lực nhằm vào người biểu tình ôn hòa, khiến nhiều người bỏ mạng.

Kể từ sau cuộc đảo chính ngày 1.2, hơn 49 người biểu tình đã thiệt mạng trọng các cuộc đụng độ với lực lượng an ninh Myanmar. Các nhà ngoại giao yêu cầu phe quân đội tôn trọng kết quả bầu cử tháng 11.2020, trao lại quyền lực cho nhà nước do dân bầu.

U Aung Kyaw Naing, tham tán tại Đại sứ quán Myanmar ở Los Angeles, Mỹ, đơn phương tuyên bố tham gia phong trào CDM kể từ ngày 5.3. Ông Kyaw Niang là nhà ngoại giao kỳ cựu, đã công tác ở Bộ Ngoại giao Myanmar trong gần 30 năm.

Ngoài ra, 3 nhân viên ngoại giao và bí thư thứ hai đại diện Myanmar tại Liên hiệp quốc ở Geneva, Thụy Sĩ, cũng tuyên bố đứng về phía người dân.

Một nhà ngoại giao khác, Daw Chaw Kalayar, bí thư thứ 3 tại Đại sứ quán Myanmar ở Berlin, tuyên bố bà không còn làm việc cho chính quyền quân sự, vì tình trạng bắt giữ, trấn áp người dân của lực lượng an ninh.

Bà Chaw Kalayar tuyên bố mình là nhà ngoại giao đại diện Quốc hội Myanmar. Tất cả các nhà ngoại giao trên đều tuyên bố sẽ không từ chức, đứng về phía người dân Myanmar.

Hôm 4.3, đặc phái viên Liên Hiệp quốc, Christine Schraner Burgener nói quân đội Myanmar dường như “bất ngờ với làn sóng biểu tình quy mô lớn”. Tuy nhiên, quân đội khẳng định sẽ không nhượng bộ và không lo ngại các lệnh trừng phạt của phương Tây.

Người Myanmar chứng kiến “ngày đẫm máu” nhất trong 1 tháng biểu tình

Ít nhất 38 người thiệt mạng ở Myanmar trong ngày 3-3, ngày mà Liên Hiệp Quốc mô tả là “ngày đẫm máu nhất” kể từ...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - Irrawaddy ([Tên nguồn])
Đảo chính quân sự ở Myanmar Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN