Moscow nói thêm về ý tưởng gửi vũ khí tầm xa của Nga cho các đối thủ của phương Tây

00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Điện Kremlin cho biết, các nước phương Tây “chắc chắn phải đối mặt với hậu quả” sau lời cảnh báo của Tổng thống Nga Putin.

Ông Putin xem một khẩu súng trường của Nga (ảnh: Reuters)

Ông Putin xem một khẩu súng trường của Nga (ảnh: Reuters)

Hôm 5/6, phát biểu trong cuộc họp báo có sự tham gia của các phóng viên nước ngoài ở St Petersburg, Tổng thống Nga Putin cho biết, nước này đang cân nhắc việc cung cấp vũ khí tầm xa tiên tiến cho các đối thủ của phương Tây trên khắp thế giới.

“Nếu ai đó cho rằng họ có thể cung cấp các loại vũ khí như vậy tới vùng chiến sự để tấn công lãnh thổ của chúng tôi, thì tại sao chúng tôi không thể cung cấp vũ khí tương tự cho một số khu vực trên thế giới, để chúng được sử dụng nhằm tấn công mục tiêu của họ? Chúng tôi có thể phản ứng phi đối xứng. Chúng tôi sẽ suy nghĩ về điều này”, ông Putin nói.

Theo Reuters, phát biểu của ông Putin làm dấy lên khả năng Moscow có thể cung cấp vũ khí tầm xa cho các nhóm đối đầu với Mỹ và phương Tây ở một số khu vực như Trung Đông, châu Phi.

Hôm 6/6, khi được đề nghị nêu tên các nhóm, quốc gia hay khu vực có thể được Nga cung cấp vũ khí tầm xa, ông Dmitry Peskov – người phát ngôn Điện Kremlin – nói.

“Tất nhiên là tôi không thể tiết lộ. Tổng thống đã nói chính xác những gì ông ấy muốn đề cập. Đây là một tuyên bố rất quan trọng và rất rõ ràng rằng, việc cung cấp vũ khí (cho Ukraine) để tấn công lãnh thổ của chúng tôi chắc chắn phải lãnh hậu quả”, ông Peskov nói.

Cùng ngày 6/6, Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga – ông Dmitry Medvedev – cảnh báo, Nga có thể cung cấp vũ khí cho bất kỳ đối thủ nào của Mỹ, giống như những gì Mỹ đã làm cho Ukraine.

“Điều này đánh dấu một sự thay đổi khá đáng kể trong chính sách đối ngoại của chúng tôi”, ông Medvedev bình luận về phát biểu mới của Tổng thống Nga.

“Bây giờ, hãy để Mỹ và các đồng minh cảm nhận được tác động trực tiếp của việc bên thứ ba sử dụng vũ khí Nga. Nếu Mỹ là đối thủ của họ, thì họ là bạn của chúng tôi”, ông Medvedev nói.

Theo ông Medvedev, Nga sẽ “vui mừng” nếu vũ khí của nước này (được sử dụng bởi bên thứ 3) gây thiệt hại nặng nhất cho phương Tây.

Việc cho phép hay không cho phép Ukraine sử dụng vũ khí được viện trợ để tấn công lãnh thổ Nga đang gây chia rẽ trong khối NATO, theo Reuters.

Các nước bao gồm Anh, Pháp, Đức, Ba Lan, Latvia, Cộng hòa Séc, Estonia, Hà Lan và Thụy Điển đã bày tỏ quan điểm ủng hộ Ukraine dùng vũ khí được viện trợ để tấn công lãnh thổ Nga.

Trong khi đó, các nước Bỉ, Italia và Hungary phản đối quan điểm trên. Hungary là thành viên NATO nhưng không tham gia viện trợ vũ khí cho Ukraine.

Mỹ cho phép Ukraine sử dụng vũ khí nước này viện trợ để tấn công mục tiêu trong lãnh thổ Nga, nhưng chỉ giới hạn ở các mục tiêu uy hiếp tới tỉnh Kharkiv.

Theo Reuters, Mỹ đến nay vẫn cấm Ukraine sử dụng tên lửa ATACMS, có tầm bắn lên tới 300km, để tấn công lãnh thổ Nga.

Nga đang cân nhắc các biện pháp "phi đối xứng" để đối phó việc các quốc gia phương Tây cho phép Ukraine sử dụng vũ khí họ cung cấp để tấn công lãnh thổ Nga, Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 5/6 cho biết.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Vương Quốc – Reuters, TASS ([Tên nguồn])
Xung đột Nga - Ukraine Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN