Mối nguy chết người từ “cơn khát” xương sư tử ở Trung Quốc và Đông Nam Á

Hoạt động mua bán xương sư tử để nấu cao, làm thuốc, ngâm rượu, làm đồ trang sức, đặc biệt do nhu cầu của thị trường Trung Quốc, có thể gây bùng phát đại dịch mới, một chính trị gia người Anh cảnh báo.

Buôn bán phi pháp xương hổ thu lời kếch xù.

Buôn bán phi pháp xương hổ thu lời kếch xù.

Theo The Sun, cuốn sách mới xuất bản của Michael Ashcroft, doanh nhân và là chính trị gia đảng Bảo thủ Anh, mô tả hoạt động buôn bán xương sư tử tại 333 trang trại ở Nam Phi, nơi những con sư tử được nuôi lớn và sát hại có chủ ý để lấy xương.

Ashcroft nói thị trường buôn bán xương sư tử có quy mô lên tới hàng triệu USD, hình thành do nhu cầu khổng lồ từ Trung Quốc và Đông Nam Á để làm thuốc.

Cuốn sách hé lộ việc sư tử bị đem lấy xương khi còn sống để tạo thành lớp màu hồng giá trị, chính là lớp máu còn bám vào xương.

Nội dung cuốn sách dẫn nguồn từ hoạt động bí mật của các cựu binh Anh, từ đó phanh phui ngành công nghiệp phi pháp này.

Tác giả Michael Ashcroft mô tả sư tử còn được nuôi lớn với chủ đích để lấy xương, sống trong điều kiện tàn tệ, nuôi nhốt ngay từ khi mới sinh, tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm những căn bệnh nguy hiểm như bệnh lao và bệnh do vi khuẩn Clostridium botulinum.

Tiến sĩ Peter Caldwell, chuyên gia về động vật hoang dã ở Pretoria, Nam Phi, nói vi khuẩn Clostridium botulinum có thể lây lan sang người qua xương và da hổ nhiễm bệnh.

“Ngay cả khi con sư tử chết vì nhiễm khuẩn, người nuôi chúng không muốn bỏ phí bằng cách đem chôn hay thiêu xác. Thay vào đó, họ xẻ thịt lấy xương và da để đem bán”, tiến sĩ Caldwell nói. “Độc tố vẫn còn lại khiến người tiêu thụ da và xương sư tử nhiễm bệnh, đau đớn đến chết”.

Một chứng bệnh khác lây nhiễm từ xương sư tử là nhiễm khuẩn brucellosis. Vi khuẩn một khi xâm nhập vào cơ thể gây viêm khớp và tổn thương tim.

Ngoài ra, vi khuẩn bệnh lao cũng có thể lây nhiễm từ sư tử sang người. Bệnh lao ước tính khiến 1,5 triệu người chết trên toàn cầu vào năm 2018.

Theo tác giả Michael Ashcroft, giới siêu giàu Nga rất hay tìm đến các trang trại Nam Phi để mua những con sư tử yếu đuối làm mồi cho đàn chó săn hung dữ.

Cuốn sách ước tính ít nhất 12.000 con sư tử, lớn lên trong tình trạng nuôi nhốt ở Nam Phi. Con số này gây sốc so với chỉ 3.000 sư tử sống ngoài tự nhiên.

Xương sư tử rất có giá nên nhiều kẻ săn trộm đã tìm đến các công viên quốc gia ở Nam Phi và các quốc gia lân cận để săn sư tử lấy xương. Chúng thường dùng thuốc độc hoặc nếu dùng súng, chỉ bắn vào bụng, tránh làm tổn thương bộ xương.

Ước tính một bộ xương sư tử có giá lên tới 4.000 USD. Giống như việc buôn bán động vật hoang dã lây nhiễm Covid-19 ở Trung Quốc, xương và da sư tử được bán rộng rãi tại các khu chợ ở Johannesburg, Nam Phi.

Tác giả Michael Ashcroft viết: “Chúng ta đang làm ngơ trước hoạt động buôn bán xương sư tử, tiềm ẩn nguy cơ bùng phát đại dịch toàn cầu”.

“Đó có thể là dịch bệnh mà chúng ta đã biết, hoặc là đại dịch hoàn toàn mới, giống như Covid-19”, Ashcroft cho biết.

Cảnh báo đại dịch tồi tệ hơn Covid-19, tỉ lệ tử vong lớn nhất lịch sử

"Tôi cho rằng chỉ có số người chết vì chiến tranh nhiệt hạch mới có thể nhiều hơn số người chết do đại dịch...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - The Sun ([Tên nguồn])
Thời sự thế giới Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN