Mối họa khi tóc, nước bọt của bạn lọt vào tay kẻ xấu

Có lẽ bạn không nghĩ rằng những thứ như tóc rụng hay nước bọt của mình nếu rơi vào tay những kẻ xấu, có thể sẽ mang đến điều tai hại.

Mối họa khi tóc, nước bọt của bạn lọt vào tay kẻ xấu - 1

Công nghệ phân tích ADN ngày càng phổ biến với giá cả phải chăng. Tại Mỹ, các đơn vị lớn như 23AndMe, công ty khởi nghiệp đầu tiên trong lĩnh vực xét nghiệm gen di truyền được Google đầu tư vốn đã lưu trữ được hơn 1 triệu mẫu gen. Tuy nhiên bất cứ nơi nào có nguồn cơ sở dữ liệu lớn đều trở thành mục tiêu cho tin tặc. Vậy những kẻ này sẽ làm gì khi có được thông tin di truyền?

Tiến sĩ Robert Green từ ĐH Y Harvard phân tích rằng toàn bộ dữ liệu về gen di truyền khá vô dụng nếu rơi vào tay các nhóm hacker lớn, nhưng nếu chúng làm theo đơn đặt hàng của một cá nhân thì lại khác. Cá nhân này có thể nhắm vào đối thủ cạnh tranh trong công việc để lấy những thông tin như khả năng bị mắc bệnh Alzheimer hay dấu hiệu bất thường về tâm lý, tâm thần để hạ bệ.

Tuy nhiên, nếu để tấn công cá nhân thì có nhiều cách dễ dàng hơn, như lấy mẫu nước bọt từ cốc cà phê bạn thường sử dụng để đem đi phân tích. Ngoài ra nhiều nước đã có đạo luật chống phân biệt đối xử, và trên thực tế khả năng mắc bệnh còn phụ thuộc rất nhiều vào lối sống và nhiều yếu tố ngoại cảnh, vậy nên thông tin phân tích gen không đáng tin cậy.

Dù vậy, vẫn còn nhiều rủi ro khác liên quan tới gen di truyền mà đạo luật dành riêng cho người lao động chỉ ngăn ngừa được một phần. Năm ngoái, cảnh sát đã tìm được ADN từ một vụ giết người và tìm ra mối liên hệ với nhà làm phim Michael Ursy tại New Orleans. Ursy đã phải cung cấp ADN để kiểm tra lại. Kết quả không khớp, và Ursy thấy rất phiền hà khi bỗng dưng trở thành nghi can giết người.

Mối họa khi tóc, nước bọt của bạn lọt vào tay kẻ xấu - 2
Phân tích gen trong một phòng thí nghiệm

Khi công nghệ gen càng ngày càng phát triển, khó mà biết trước được thông tin di truyền dường như vô hại sau này có thể gây hại tới riêng tư cá nhân tới mức nào.  Khi có được mẫu ADN, người xấu có thể tổng hợp lại mẫu gen và sử dụng công nghệ cao làm giả hiện trường án mạng. Viễn cảnh ADN bị đánh cắp, tái tạo và đưa vào tế bào sinh sản để tạo ra người nhân bản sẽ gây ra nhiều rắc rối pháp lý.

Ngoài ra, các công ty chuyên về dữ liệu di truyền như 23andMe cũng gửi thông tin cho những tập đoàn lớn như Pfizer và các nhà nghiên cứu nếu được khách hàng đồng ý. Điều khoản này có thể nằm trong hợp đồng khi đăng ký phân tích.

Sheldon Krimsky, chủ tịch Hiệp hội Trách nhiệm Di truyền học khuyến cáo đa số nên đọc kỹ điều khoản trong hợp đồng và phải nghiên cứu kỹ luật về ADN tại đất nước hay bang mình đang sống để tránh trường hợp thông tin cá nhân bị bán cho bên thứ ba mà không kiểm soát được.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Mẫn Di - Motherboard ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN