Mối đe dọa vô hình thách thức kế hoạch thu hồi Đài Loan bằng vũ lực của TQ

Quân đội Trung Quốc đã được cảnh báo về sự thay đổi của dòng chảy và nhiệt độ ở vùng biển phía đông Đài Loan. Điều đó có nghĩa là chiến lược tác chiến tàu ngầm của Trung Quốc sẽ phải thay đổi.

Một tàu ngầm Trung Quốc.

Một tàu ngầm Trung Quốc.

SCMP dẫn nguồn tin am hiểu vấn đề cho biết, sự thay đổi của dòng hải lưu Kuroshio, có thể đe dọa chiến lược thu hồi đảo Đài Loan bằng vũ lực của Trung Quốc.

Khu vực phía đông hòn đảo là nơi Đài Loan đặt các căn cứ quân sự chính, rất khó để tấn công từ đại lục. Đây cũng là trung tâm trong các kế hoạch quân sự của Trung Quốc.

Trung Quốc coi Đài Loan là vùng lãnh thổ không thể tách rời, nếu cần sẽ phải thu hồi bằng vũ lực.

Trong vài năm gần đây, Trung Quốc đẩy mạnh các hoạt động uy hiếp Đài Loan, áp sát hòn đảo cả ở trên không và trên biển, đẩy mạnh tập trận ở phía đông đảo Đài Loan.

Kuroshio là một dòng hải lưu ấm, bắt nguồn từ đảo Luzon của Philippines và chảy về phía lục địa Nhật Bản, tương tự như dòng hải lưu Vịnh Đại Tây Dương.

Theo nguồn tin, hoạt động ngày càng tăng của núi lửa dưới đáy đại dương gần Okinawa đã dẫn đến sự thay đổi nhiệt độ nước biển ngoài khơi phía đông Đài Loan, do đó ảnh hưởng đến dòng hải lưu.

Điều đó có nghĩa là nếu tàu ngầm Trung Quốc bị tấn công ở khu vực này và tìm cách quay trở về đại lục, khả năng trốn thoát là rất khó vì di chuyển ngược với dòng hải lưu.

Ngoài ra, sự thay đổi về nhiệt độ nước biển cũng khiến các kíp lái tàu ngầm phóng trượt ngư lôi nếu không tính toán lại.

Chuyên gia Collin Koh, công tác tại Đại học Công nghệ Nanyang ở Singapore, nói quân đội Trung Quốc đã mất hàng thập kỷ nghiên cứu về dòng hải lưu Kuroshio và ảnh hưởng của nó đối với tác chiến tàu ngầm.

“Trung Quốc chắc chắn sẽ đánh giá kỹ lưỡng sự thay đổi để có những điều chỉnh trong kế hoạch thu hồi hòn đảo bằng vũ lực”, ông Koh nói.

Để đối phó với những căng thẳng leo thang, cả đại lục, Mỹ và Đài Loan đều đã cử tàu khảo sát tới vùng biển phía đông hòn đảo.

Áp suất nước, độ sâu, nhiệt độ, dòng chảy, độ mặn và các hiện tượng khác đều được ghi chép kỹ lưỡng vì có ảnh hưởng đến hệ thống định vị bằng âm thanh (sonar) của tàu ngầm.

Trong môi trường tác chiến chống ngầm, Đài Loan vẫn chiếm ưu thế nhờ công nghệ Mỹ. Nhưng Trung Quốc đang gia tăng đáng kể sức mạnh hải quân để thu hẹp khoảng cách.

“Những thông tin mới về dòng hải lưu Kuroshio chắc chắn sẽ có tác động đến môi trường tác chiến tàu ngầm ở Đài Loan”, ông Koh kết luận.

Kịch bản Trung Quốc tấn công chớp nhoáng, thu hồi đảo Đài Loan

Một tạp chí của Tổng Công ty Đóng tàu nhà nước Trung Quốc gần đây đăng tải bài xã luận, mô tả kịch bản tấn công...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - SCMP ([Tên nguồn])
Vũ khí quân sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN