Mối đe dọa lớn chưa từng thấy của ông Kim Jong Un

Sự kiện: Kim Jong Un

Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un phải triệu tập một cuộc họp khẩn sau khi có tin báo rằng một người đào tẩu 3 năm trước đã quay lại Triều Tiên với triệu chứng nhiễm Covid-19.

Triều Tiên cách ly TP Kaesong vì người đào tẩu nghi nhiễm Covid-19. Ảnh: Naohiko Hatta

Triều Tiên cách ly TP Kaesong vì người đào tẩu nghi nhiễm Covid-19. Ảnh: Naohiko Hatta

Theo hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA), cuộc họp khẩn được tiến hành vào ngày 25-7. Các quan chức Hàn Quốc ngày 27-7 xác nhận một người đào tẩu đã vượt biên vào TP Kaesong của Triều Tiên. Bộ Y tế Hàn Quốc cho biết người đàn ông này không phải là bệnh nhân Covid-19 hay có tiếp xúc gần với người nhiễm mà đang bị điều tra vì một tội danh liên quan đến tình dục.

KCNA đưa tin người đào tẩu có các triệu chứng của Covid-19 nhưng không xác nhận ông này có được xét nghiệm chưa. Những người tiếp xúc gần với người này đang được xem xét và cách ly nhưng KCNA cảnh báo "tình huống nguy hiểm" đang phát triển ở TP Kaesong có thể dẫn đến "một thảm họa chết chóc".

Có rất ít chuyên gia tin rằng Triều Tiên với dân số gần 25 triệu người và có biên giới chung với Trung Quốc lại có thể thoát khỏi tầm ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Rất có thể Triều Tiên không tìm ra những ca nhiễm vì ít làm xét nghiệm hoặc đã thành công trong việc cách ly người nhiễm và không đưa tin về họ. 

Tuy nhiên, nếu người đào tẩu trên mắc Covid-19 và gây ra một trận bùng dịch lớn, virus SARS-CoV-2 có thể trở thành một trong những mối đe dọa lớn nhất mà ông Kim phải đối mặt trong gần 9 năm cầm quyền. 

Các chuyên gia cho rằng hệ thống y tế yếu kém của Triều Tiên có thể không đáp ứng được việc điều trị cho một số lượng lớn bệnh nhân mắc Covid-19. Có lẽ đây là lý do khiến Triều Tiên rất chủ động trong nỗ lực không để virus xâm nhập.

Triều Tiên đóng cửa biên giới từ tháng 1 sau khi thông tin về Covid-19 xuất hiện dù động thái này có thể sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng về kinh tế vì Bình Nhưỡng phụ thuộc nhiều vào Bắc Kinh.

Chỉ có các nhà ngoại giao và nhân viên cứu trợ nước ngoài mới được nhập cảnh vào Triều Tiên và họ bị buộc phải tuân thủ các quy định cách ly nghiêm ngặt. Những người dân bình thường không được phép di chuyển xa khỏi nơi ở mà không có sự cho phép của chính phủ. Các nguồn tin ngoại giao tại Bình Nhưỡng tiết lộ với đài CNN hồi đầu tháng này rằng người dân đều đeo khẩu trang và tuân thủ các quy định giãn cách xã hội trên đường phố.

Tuy nhiên, có lẽ những biện pháp này vẫn chưa đủ. Khi biết về trường hợp ở TP Kaesong, ông Kim phản ứng rất nhanh. Nhà lãnh đạo Triều Tiên lập tức ra lệnh cách ly TP Kaesong và những quận, khu vực riêng biệt tại thành phố này.

Triều Tiên tuyên bố không còn chiến tranh nhờ vũ khí hạt nhân

Trong lễ kỷ niệm 67 năm ngày chấm dứt Chiến tranh Triều Tiên 1950-53 ngày 27-7, ông Kim Jong Un nói Triều Tiên sẽ không còn chiến tranh vì vũ khí hạt nhân sẽ đảm bảo cho sự an toàn và tương lai của đất nước bất chấp những mối đe dọa và áp lực bên ngoài.

Hãng KCNA trích lời ông Kim cho biết Triều Tiên phát triển vũ khí hạt nhân để giành lấy "sức mạnh tuyệt đối" và ngăn chặn một cuộc xung đột vũ trang khác. Bài phát biểu trên xuất hiện trong bối cảnh các cuộc đàm phán nhằm hủy bỏ chương trình hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên với Mỹ đang giậm chân tại chỗ.

Bộ trưởng Y tế Triều Tiên lên tiếng sau khi phát hiện ca nghi nhiễm Covid-19 đầu tiên

Truyền thông Triều Tiên hôm 26/7 cho biết, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un đã triệu tập một cuộc họp bất thường và...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Bảo Hạnh (Theo CNN, Reuters) ([Tên nguồn])
Kim Jong Un Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN