Mổ xẻ sức mạnh gần như không thể bị đánh chìm của tàu sân bay Mỹ
Theo giới phân tích, lịch sử đã chứng mình các tàu sân bay Mỹ gần như không thể bị đánh chìm, và việc tấn công vào các con tàu này không khác gì một hành động tự sát.
Năm 2018, một đô đốc Hải quân Trung Quốc từng nói Bắc Kinh có thể giải quyết tranh chấp lãnh thổ bằng cách đánh chìm hai tàu sân bay của Hải quân Mỹ và giết chết hàng nghìn thủy thủ nước này.
Theo vị đô đốc này - Đại tá Lou Yuan, đánh chìm một tàu sân bay Mỹ có thể giết chết 5.000 sinh mạng. Nếu đánh được hai tàu thì số thương vong sẽ tăng gấp đôi.
Đến thời điểm hiện tại, ý kiến của Đại tá Lou Yuan không phải là một lời đe dọa trống rỗng. Quân đội Trung Quốc đã và đang triển khai một loạt vũ khí tối tân để nâng cao năng lực trước các tàu sân bay của Mỹ. Bài học từ lịch sử
Tuy nhiên, việc đánh chìm tàu sân bay không dễ như lời nói. Lịch sử đã chứng minh điều này.
Theo tạp chí National Interest, một cuộc thử nghiệm của Hải quân Mỹ vào năm 2005 đã chứng minh rằng ngay cả khi bị phía Trung Quốc bắn trúng, các tàu sân bay Mỹ vẫn thực sự khó bị đánh chìm.
Tàu sân bay USS Nimitz của Mỹ tiếp cận một cảng phía nam Seoul (Hàn Quốc) vào năm 2013. Ảnh: AP
Lần cuối cùng một tàu sân bay của Hải quân Mỹ bị đánh chìm là trong Thế chiến thứ hai. Có 12 tàu sân bay của Mỹ bị chìm trong cuộc chiến này. Chiếc cuối cùng là USS Bismarck Sea. Tàu này bị các tàu khu trục kamikaze của Nhật đánh chìm vào tháng 2-1945.
Trong những thập niên tiếp theo, hàng không mẫu hạm của Mỹ gặp phải nhiều tai nạn nghiêm trọng bao gồm va chạm và hỏa hoạn, nhưng không chiếc nào bị chìm. Rất khó để đánh chìm một con tàu nổi dài hơn 300 mét và được làm bằng thép.
Hải quân Mỹ cũng từng thử nghiệm để kiểm chứng điều này. Năm 2005, họ đã tự nhắm mục tiêu vào tàu sân bay America của mình để xác định mức độ chống chịu của con tàu trước nguy cơ bị đánh chìm. Khi đó, con tàu đã bị tấn công liên tục ở cả trên và dưới mặt nước.
Sau gần bốn tuần, hải quân chỉ mới đánh chìm được đuôi tàu. Và phần còn lại chỉ bị đánh gục khi Mỹ quyết định tiêu hủy nó một lần và mãi mãi.
Có thể thấy, các tàu sân bay Mỹ được thiết kế đặc biệt để đảm bảo nó luôn nổi, ngay cả khi bị hư hại nặng nề trong chiến đấu.
Tấn công tàu sân bay Mỹ: Có đáng thử hay không?
Để đánh chìm một tàu sân bay Mỹ, việc đầu tiên cần làm là tấn công nó. Điều này không hề dễ dàng vì không có tàu sân bay nào hoạt động mà không có một cánh không quân với tối đa 50 máy bay chiến đấu cộng với một số lượng tàu khu trục, tuần dương hạm và tàu ngầm hộ tống.
Các vũ khí tối tân thậm chí tạo ra một bức tường phòng thủ từ khoảng cách vài trăm dặm. Tuy nhiên, theo nhà sử học hải quân Robert Farley, Trung Quốc hoặc một quốc gia khác có thể cố gắng nhắm mục tiêu các tàu sân bay bằng tàu ngầm, tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo.
Ông Farley cho rằng họ có thể thực hiện điều này bằng cách sử dụng nhiều hệ thống để gây nhiễu và áp đảo hệ thống phòng thủ của Mỹ, song việc tấn công tàu sân bay là một hoạt động tốn kém và khó khăn. Bên tấn công tàu sân bay có thể phải đối mặt với sự phản công của các tàu bảo vệ.
Ngoài chi phí tiền tệ, việc phát động một cuộc tấn công mở nhằm vào một nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ, với các tàu tuần dương, tàu khu trục và tàu ngầm của riêng mình, gần như chắc chắn là một hành động tự sát, theo ông Farley.
Ngoài ra, phản ứng của Mỹ trước vụ tấn công khủng bố 11-9-2001 là một dấu hiệu cho thấy Washington chắc chắn sẽ triển khai tất cả sức mạnh quân sự còn lại của mình, bao gồm cả 8 hoặc 9 tàu sân bay còn sống sót để đáp trả cuộc tấn công.
Theo chuyên gia Farley, có hai câu hỏi dành cho bất kỳ ai nghĩ rằng mình có khả năng hạ gục một trong những con vật khổng lồ bằng thép này: "Bạn có thể làm được không? Và ngay cả khi bạn có thể, nó có đáng không?"
Nguồn: [Link nguồn]
Hải quân Mỹ gần đây đã công bố loạt ảnh và video quay cận cảnh vụ nổ ở giữa đại dương, ngay bên cạnh siêu tàu...