"Mỏ vàng" béo bở người Mỹ đua nhau khai thác bán cho TQ

Giới giàu có tại cả Bắc Kinh lẫn Hong Kong sẵn sàng bỏ ra số tiền khổng lồ để mua món hàng quý hiếm này.

"Mỏ vàng" béo bở người Mỹ đua nhau khai thác bán cho TQ - 1
Biển báo cấm vào khu vực trồng sâm

Ngoại ô Boone, Bắc Carolina (Mỹ), Travis Cornett đã biến nương rẫy rộng 48.000 m2 của mình thành một pháo đài, với hàng lốc camera an ninh, biển cảnh báo đỏ quanh hàng rào cùng dòng chữ "Những người xâm phạm sẽ bị khởi tố". Cornett cũng mang theo một khẩu súng trường 22 Ruger và Kalashnikov.

Cornett bắt đầu trồng nhân sâm từ năm 2007 bằng 18kg hạt giống. Ban đầu anh không quá lo lắng trộm cắp, nhưng khi cây đã lớn với những bộ rễ quý giá càng để lâu càng có giá trị, nhiều khi lên tới hàng trăm USD một kg, anh bắt đầu thực hiện các biện pháp đối phó.

Kể cả vậy vẫn chưa đủ, anh đã để lọt một tên trộm vào vườn cây. Một tuần sau khi nhận tin tên này quay lại, anh lập tức đuổi theo và lấy loại toàn bộ rễ sâm rồi mới báo cảnh sát. Khám xét nhà thủ phạm David Presnell, cảnh sát phát hiện có khá nhiều rễ sâm đang được phơi khô.

Đây không phải lần đầu tiên Presnell có hành vi này. Năm 2014, tên này cùng nhiều đồng phạm đến dãy núi Appalachia phía nam New York để trộm các vườn tư nhân, sở hữu, buôn bán nhân sâm liên bang bất hợp pháp. Sau đó Presnell nhận án tù 30 tháng.

"Mỏ vàng" béo bở người Mỹ đua nhau khai thác bán cho TQ - 2
Cornett trong rừng 

Lý do Cornett trồng sâm cũng như Presnell đi ăn trộm rất đơn giản. Thị trường nhân sâm trị giá 2 tỷ USD. Là vị thuốc lâu đời trong y dược Trung Quốc cổ đại, việc sử dụng rễ sâm rất thịnh hành tại nhiều nước châu Á có cộng đồng người Hoa.

Qua nhiều năm khai thác cạn kiệt, đa số nhân sâm trồng tại khu vực này đều bị phun thuốc và nuôi trong điều kiện nhân tạo. Còn sâm trồng tự nhiên từ rừng sâu ở Mỹ là mặt hàng có tiếng đẳng cấp được chục năm nay. Giá của sâm tự nhiên Mỹ ở khoảng vài nghìn USD/kg. Năm 2014 có khoảng 36 tấn được xuất khẩu.Vì vậy, đây là kế sinh nhai lý tưởng cho một trong 10 quận có thu nhập bình quân thấp nhất tại Mỹ.

Tất cả các cơ quan phụ trách việc thu hoạch kinh doanh nhân sâm đều không có thông tin cụ thể về các vụ trộm, nhưng chắc chắn là tội phạm đang ngày càng tăng thông qua những lần bắt quả tang nhiều nhóm vận chuyển trái phép. Tình hình phức tạp khiến đa số người trong ngành lo lắng rằng công việc hái ra tiền này sẽ sớm biến mất, kể cả Cornett.

Dù không có nghiên cứu khoa học nào khẳng định nhân sâm chữa bách bệnh, người người nhà nhà liên tục săn tìm khiến chúng dần tuyệt chủng, vì vòng đời sinh trưởng của sâm vô cùng khó khăn. Mất 2 năm để cây nảy mầm, cứ mỗi năm một lần thêm một cành lá. Sâm thiên nhiên sống tới 50 năm, có truyền thuyết lên tới 1000 năm, nếu duy trì được nhiệt độ thấp và không có sâu bọ.

"Mỏ vàng" béo bở người Mỹ đua nhau khai thác bán cho TQ - 3

Sâm Mỹ vào thị trường thế giới từ thế kỷ 18 thu hút nhiều doanh nhân như tỷ phú John Jacob Astor vốn kinh doanh bất động sản và lông thú. Năm 1784, tàu Mỹ đầu tiên đưa 30 tấn sâm sang Trung Quốc, đem về lợi nhuận 25% giá trị chuyến hàng.

Từ 1821 tới 1899, trung bình 190 tấn sâm Mỹ được xuất khẩu hẳng năm. Các gia đình tại Appalachia nhanh chóng đổi cách canh tác và trồng nhân sâm. Cho tới đầu TK20, ai cũng hiểu luật thu hoạch là chỉ hái những cây đủ lớn, và sau này quy định được thắt chặt hơn sau khi Mỹ tham gia Hội đồng Thương mại động thực vật đang bị đe dọa (CITES) năm1974.

Các công ty lớn mua lại nhiều "thương hiệu" nhỏ do các nông dân công khai tên tuổi cho thương lái liên hệ. Hồi năm 1990, kinh tế Trung Quốc phục hồi dưới chính sách của Đặng Tiểu Bình, nhờ đó dân Trung Quốc trở nên giàu có, nên nhân sâm bắt đầu phổ biến trở lại, xuất hiện trong đủ thứ mặt hàng như đồ uống, mỹ phẩm và thực phẩm chức năng.

"Mỏ vàng" béo bở người Mỹ đua nhau khai thác bán cho TQ - 4

Vì chính phủ nhiều nước châu Á cấm buôn bán nhân sâm mà chỉ cho phép trồng những giống chất lượng thấp, nên đương nhiên sâm Mỹ là sản phẩm cao cấp. Điều này khiến những người dân Appalachia lao vào trồng sâm. Cornett "khởi nghiệp" từ khi còn là thiếu niên, khi được chú và anh em họ truyền nghề. Tới năm 2007, sâm bắt đầu khan hiếm, nhiều người rút ngắn thời gian thu hoạch, nên anh phải tìm hạt giống trên mạng và quây một khu đất riêng và thuyết phục được vài người bạn tham gia cùng mình.

Theo ước tính của Cornett, vào mùa thu hoạch vài năm nữa, anh có thể thu về tới hàng triệu USD và có công ty riêng của mình làm từ A-Z và dùng tấm gương Hang Fat như mục tiêu phấn đấu. Hang Fat kinh doanh vi cá mập, sau này bắt đầu đánh hàng từ Mỹ về Trung Quốc. Chỉ sau gần 3 năm, giá trị công ty này đã tăng chóng mặt, mỗi năm tới 70%.

Còn câu chuyện của tên trộm David Presnell cũng tương tự như Cornett. Từ khi còn là đứa bé hồi những năm 70, Presnell được cha hướng dẫn tìm sâm, và hai cha con đã tồn tại nhờ vậy. Đó là kế mưu sinh, nên Presnell sớm phạm pháp, bị kết tội giết người năm 1983 và ngồi tù 24 năm.

"Mỏ vàng" béo bở người Mỹ đua nhau khai thác bán cho TQ - 5

"Vắng mợ thì chợ vẫn đông", Presnell không phải là kẻ trộm duy nhất. Thống kê cho thấy tới 65% sâm được hái trộm từ đất tư nhân, khu vực cấm, 20% thu hoạch trái mùa và 82% sâm không đủ 5 năm tuổi. Chỉ khoảng 1% là làm đúng luật 100%.

Thú vị hơn nhân sâm cũng là vật trao đổi của những kẻ buôn ma túy đá. Những con nghiện sẵn sàng làm bấy kỳ điều gì để có tiền thuốc ngay lập tức. Gần đây, cảnh sát Boone phát hiện ra nhiều rễ cây trong một phòng nấu "đá". Điển hình hơn là Johnny Grooms, vận hành đường dây "đổi sâm lấy đá" mới bị tuyên án 24 năm tù hồi 2011 bởi tòa liên bang.

Hayes, chủ công ty buôn bán dược liệu Ridge Runner Trading từng bắt gặp nhiều con nghiện lởn vởn trước nhà kho với mớ sâm ăn trộm còn non trên tay với hy vọng đổi chác, tuy nhiên ông không giao dịch với những kẻ này.

Việc kinh doanh nhân sâm còn lên cả truyền hình. Nhiều người chia sẻ rằng nếu không muốn bị trộm, đừng bao giờ ba hoa về việc trồng nhân sâm, nhất là với những cơ sở tư nhân không đăng ký. Họ giấu mặt và cười "Đừng nêu chi tiết nhé, nếu không chắc tôi sẽ phải bắn người đó".

Đây không phải lời nói đùa. Năm 2012, một chủ đất tại Ohio đã dùng AK-47 giết một tên trộm sâm.

"Mỏ vàng" béo bở người Mỹ đua nhau khai thác bán cho TQ - 6

Khoảng 10 năm qua, xuất khẩu sâm tại Mỹ đã giảm tới 25-30% và dự kiến sẽ tiếp tục giảm không phải do nhu cầu mà là điều kiện đất đai, kinh doanh mà còn vì biến đổi khí hậu. Chỉ cần tăng 1 độ C cũng là biến động lớn, tăng tỷ lệ tuyệt chủng lên 65%. 

Nhà sinh vật Sara Souther cho rằng việc nhân sâm biến khỏi Mỹ là điều không thể tránh khỏi, bất chấp các chính sách cứu vãn như nới thời gian thu hoạch. Có nhiều người còn dự đoán Mỹ sẽ cấm toàn bộ hoạt động liên quan tới nhân sâm.

Rễ sâm Mỹ có giá trị, nhất là loại trên 20 năm được lưu trữ, trưng bày sau tủ kính hay đem đi hối lộ. Rein, từ cơ quan nghiên cứu thị trường Trung Quốc đã gặp một doanh nhân ở nhà con gái một quan chức lớn. Cô này tặng trà sâm có giá 30.000USD cho doanh nhân trên.

Theo Rein, khách hàng không hề quan tâm việc thu hoạch nhân sâm khó khăn thế nào, miễn là họ có được nó. Đối với các thương lái, chỉ có lòng tham mới hại họ. Cổ phiếu của Hang Fat vừa rồi giảm 90% do không kịp thanh toán tiền cho nhà cung cấp.

Còn Cornett thì vẫn tiếp tục tìm cách tăng an ninh cho vườn sâm của mình. "Có lẽ tôi sẽ phải dùng tới súng", anh nói.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Mẫn Di - Foreign Policy ([Tên nguồn])
Thời sự thế giới Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN