Máy bay tàng hình Trung Quốc có thể hạ được Raider B-21 đời mới nhất của Mỹ?

Các nghiên cứu của Trung Quốc đã sử dụng máy tính để mô phỏng màn “so găng” ảo giữa máy bay tàng hình hiện đại nhất của Trung Quốc và Mỹ.

Theo báo South China Morning Post (SCMP) ngày 27-11, kết quả cho thấy máy bay Trung Quốc có khả năng phát hiện đối thủ tốt hơn nhờ phần cứng và chiến thuật hiện đại.

Trong một màn đối đầu được mô phỏng, máy bay tàng hình B-21 và máy bay không người lái (UAV) đi kèm của Mỹ đều bị tên lửa không đối không của Trung Quốc bắn hạ.

Tuy nhiên, nếu Mỹ đáp trả, việc giành thế thống trị bầu trời giữa hai cường quốc có thể diễn ra "phức tạp và khốc liệt" đến mức "phải mất nhiều giờ, khói bụi mới lắng xuống" - nhóm nghiên cứu của chuyên gia Chen Jun đến từ Trường ĐH Bách Khoa Tây Bắc ở TP Tây An nhận định.

Sau nhiều tháng trì hoãn, máy bay Raider B-21 mới nhất của Mỹ thực hiện chuyến bay đầu tiên vào ngày 10-11.

Với tốc độ bay khoảng 1.000 km/giờ, máy bay ném bom tàng hình thế hệ mới này sẽ đóng vai trò quan trọng trong chiến lược của Không quân Mỹ.

Máy bay ném bom hạt nhân Raider B-21 của Mỹ lần đầu cất cánh hôm 10-11. Ảnh: Reuters

Máy bay ném bom hạt nhân Raider B-21 của Mỹ lần đầu cất cánh hôm 10-11. Ảnh: Reuters

Trung Quốc thời gian qua phát triển nhiều hệ thống vũ khí hiện đại, bao gồm các mạng lưới radar lớn và tên lửa siêu thanh chống hạm.

B-21 có radar được cho là nhỏ như một con muỗi. Trong một cuộc xung đột tiềm tàng, B-21 có thể tiến sâu vào phía sau phòng tuyến của kẻ thù và "rải" lượng lớn tên lửa hoặc bom làm tê liệt cơ sở hạ tầng phòng thủ cốt lõi.

Không giống những máy bay ném bom trước đây như B-2, B-21 còn có khả năng bay cùng UAV tàng hình và mang theo hàng chục tên lửa không đối không, khiến nó trở thành một "đối thủ đáng gờm" trong các cuộc không chiến.

Những mẫu máy bay như B-21 có thể tạo ra mối đe dọa nghiêm trọng đối với hệ thống phòng không Trung Quốc, vốn phụ thuộc vào hệ thống radar cảnh báo trên đất liền, trên biển hay các nền tảng trên không.

Điều này buộc Trung Quốc phát triển công nghệ mới, theo nhóm nghiên cứu của ông Chen. Trong kịch bản đối đầu mô phỏng, nhóm nghiên cứu của ông Chen đã cho thấy một số công nghệ đang được Trung Quốc phát triển.

Chẳng hạn, khi tiến vào vùng xung đột ảo, một máy bay Trung Quốc đã tắt radar và duy trì trạng thái im lặng vô tuyến. Tuy nhiên, máy bay vẫn có thể khảo sát môi trường xung quanh nhờ các công nghệ tiên tiến, bao gồm lớp phủ đặc biệt được phủ trên phần thân, cho phép máy bay thu tín hiệu điện hoặc nhiệt từ mục tiêu ở xa.

Chiến đấu cơ tàng hình J-21 của Trung Quốc. Ảnh: Reuters

Chiến đấu cơ tàng hình J-21 của Trung Quốc. Ảnh: Reuters

Với tốc độ bay siêu âm, máy bay tàng hình và UAV hỗ trợ của Trung Quốc cũng có thể bay nhanh hơn đáng kể so với B-21 và UAV hỗ trợ của Mỹ.

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu lưu ý chỉ riêng phần cứng không thể đảm bảo chiến thắng. Trong một cuộc đối đầu mô phỏng, máy bay tàng hình của Mỹ, cũng được trang bị các cảm biến tiên tiến, đã phát hiện vụ phóng tên lửa ở giai đoạn đầu và quay vòng gấp để né đòn tấn công.

Với sự tính toán nhanh chóng, tên lửa Trung Quốc kết luận rằng nó có nhiều khả năng bắn trượt mục tiêu. Nhiệm vụ tấn công được tự động chuyển cho một tên lửa siêu thanh khác đang trên đường tấn công UAV hỗ trợ B-21. Máy bay Mỹ không ngờ tên lửa Trung Quốc có thể chuyển mục tiêu khi đang bay và không đưa ra bất kỳ phản ứng hiệu quả nào trước khi va chạm.

Hiện nay, việc ra quyết định trong các trận không chiến chủ yếu thuộc về phi công. Tuy nhiên, theo nhóm của ông Chen, sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI), chiến thuật mới của Trung Quốc có mức độ linh hoạt cao hơn, cho phép đưa ra quyết định nhanh chóng giữa con người, UAV và tên lửa ở các giai đoạn khác nhau của cuộc xung đột.

Nguồn: [Link nguồn]

Hé lộ về mẫu oanh tạc cơ tàng hình chiến lược B-21 của Mỹ

Oanh tạc cơ B-21 còn có biệt danh "sát thủ tàng hình", là mẫu máy bay ném bom chiến lược tàng hình thế hệ thứ hai của Mỹ và là mẫu oanh tạc cơ tàng hình đầu tiên được...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Cao Lực ([Tên nguồn])
Vũ khí quân sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN