Máy bay MH370 mất tích: Tính chuyện trục vớt thi thể nạn nhân

Những người tìm kiếm chuyến bay MH370 mất tích tin tưởng rằng họ sẽ thu thập được mảnh vỡ và thi thể nạn nhân, một khi xác định chính xác vị trí máy bay dưới đáy biển.

Máy bay MH370 mất tích: Tính chuyện trục vớt thi thể nạn nhân - 1

Thiết bị lặn không người lái của công ty Ocean Infinity.

Theo News Straits Times, máy bay Boeing 777 mang số hiệu MH370 chở 239 hành khách và phi hành đoàn biến mất gần 4 năm qua và trở thành bí ẩn lớn nhất ngành hành không thế giới.

Cuộc tìm kiếm kéo dài suốt 3 năm trời, bao phủ khu vực rộng 120.000km2 ở Ấn Độ Dương kết thúc mà không có kết quả.

Tháng trước, công ty Ocean Infinity có trụ sở ở Mỹ nhận tìm kiếm MH370 với khẩu hiệu, “không tìm thấy, không lấy tiền”, dấy lên những hy vọng mới dù hết sức mong manh.

Theo thỏa thuận với chính phủ Malaysia, Ocean Infinity sẽ nhận được 70 triệu USD nếu xác định chính xác vị trí MH370. Công ty cũng lên kế hoạch trục vớt mảnh vỡ và thi thể nạn nhân, một khi chiếc máy bay lộ diện.

Nếu mảnh vỡ nằm ở độ sâu 6.000 mét đưới đáy biển, cách xa bờ biển phía tây nước Úc, robot không người lái chuyên dụng hoàn toàn đủ sức trục vớt.

“Những người tìm kiếm đang đặt ra phương thức trục vớt phù hợp nhất, trong điều kiện ngắc nghiệt”, chuyên gia trục vớt người Nam Phi, Nick Sloane, người từng dẫn đầu chiến dịch trục vớt tàu Costa Concordia nói.

Song song với công tác tìm kiếm, các chuyên gia cũng lên kế hoạch cho các bước tiếp theo, bao gồm cả quá trình trục vớt. Chiến dịch quy mô lớn như vậy dĩ nhiên cần đến trang thiết bị hiện đại nhất, và tiêu tốn nhiều hơn số tiền 70 triệu USD theo thỏa thuận ban đầu.

Máy bay MH370 mất tích: Tính chuyện trục vớt thi thể nạn nhân - 2

MH370 là bí ẩn lớn nhất ngành hàng không thế giới. Ảnh minh họa.

Thách thức lớn nhất đối với các thợ lặn là họ phải làm việc trong điều kiện thiếu ánh sáng và gần khu vực đóng băng dưới đáy biển. Áp lực nước ở độ sâu lớn hơn 4.000 mét cũng sẽ rất lớn.

Trong tình huống xấu nhất, tức là nếu máy bay nằm ở độ sâu 6.000 mét, tàu lặn không người lái là công cụ trục vớt phù hợp nhất.

Công ty Odyssey Marine Exploration của Mỹ là một trong những đơn vị sở hữu tàu lặn tối tân như vậy. Tàu lặn không người lái được trang bị đèn LED, soi sáng khu vực rộng lớn và giúp quay lại video chất lượng cao, giám đốc Odyssey Marine, John Longley nói.

Người điều khiển tàu lặn ngồi trên mặt nước, với hai cánh tay giả lập như thật để đưa những mảnh vỡ nhỏ hoặc thi thể nạn nhân lên bờ. Với những mảnh vỡ cỡ lớn, nhóm tìm kiếm có thể dùng dây kéo hoặc cho vào túi.

Quãng thời gian tiếp cận vị trí máy bay có thể lên tới hàng giờ. Toàn bộ công tác trục vớt cũng sẽ có thể kéo dài tới hơn nửa năm.

Nhưng nhóm tìm kiếm không nhất thiết phải trục vớt toàn bộ mảnh vỡ máy bay. Ưu tiên hàng đầu là hộp đen và các phần chính của máy bay để giúp giải mã bí ẩn.

Đa số mảnh vỡ máy bay nhiều khả năng bao phủ một khu vực rộng 1,5km dưới đáy biển. “Chúng ta có đủ năng lực để trục vớt”, một chuyên gia tham gia tìm kiếm nói, nhấn mạnh rằng thi thể nạn nhân cũng là một trong những ưu tiên hàng đầu.

Từ vụ rơi máy bay Air France 447, “nhiều khả năng các thi thể nạn nhân MH370 cũng sẽ nằm rải rác xung quanh, hay thậm chí vẫn còn nguyên vẹn”. 

Trong một đêm tối năm 2009, chiếc máy bay chở 228 người của Air France đang mải miết bay trên Đại tây dương bỗng chao đảo, chết sững giữa không trung, rồi lao xuống khiến toàn bộ người trên máy bay thiệt mạng.

Thi thể nạn nhân MH370 còn nguyên vẹn dưới đáy biển?

Thi thể các nạn nhân trong vụ máy bay mang số hiệu MH370 của hãng hàng không Malaysia mất tích được cho là vẫn còn nguyên...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - News Straits Times ([Tên nguồn])
Máy bay Malaysia MH370 mất tích bí ẩn Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN