Máy bay chống ngầm Nga suýt đụng độ tàu sân bay Mỹ

Suýt chút nữa xảy ra cuộc chạm trán giữa tàu sân bay hạt nhân Mỹ và máy bay chống ngầm của Nga vì thông tin liên lạc giữa hai bên không thông suốt.

Hai chiếc máy bay chống tàu ngầm của Nga Tupolev Tu-142 đã tiến sát vào khu vực một dặm hải lý (1800m) quanh tàu sân bay USS Ronald Reagan của Mỹ khiến nước này phải điều 4 máy bay tiêm kích F/A-18 Super Hornet đi ngăn chặn. Tàu Reagan vừa rời bán đảo Triều Tiên thời điểm xảy ra vụ việc.

Máy bay chống ngầm Nga suýt đụng độ tàu sân bay Mỹ - 1

Máy bay chống ngầm và trinh sát hàng hải Tupolev Tu-142

Máy bay Tu-142 lúc đó đang bay ở độ cao khoảng một dặm hải lý (1800m) so với tàu sân bay Reagan. Tàu sân bay Mỹ được điều động tới vùng biển quốc tế tại biển Nhật Bản trong chương trình tập trận hải quân chung giữa Mỹ và Hàn Quốc.

Một tàu hải quân hộ tống tàu sân bay Reagan cố gắng liên lạc với máy bay chống ngầm của Nga nhưng không nhận được hồi đáp. Điều này buộc Mỹ phải điều bốn máy bay tiêm kích F/A-18 Super Hornet xuất phát và hộ tống máy bay Tu-142 tuân thủ quy định chuẩn quốc tế về an toàn bay.

Máy bay chống ngầm Nga suýt đụng độ tàu sân bay Mỹ - 2

Máy bay tiêm kích F/A-18 Super Hornet 

Máy bay Tupolev Tu-142 là mẫu máy bay chống tàu ngầm và trinh sát hàng hải. Máy bay được thiết kế dựa theo nguyên mẫu máy bay Tu-95. Cùng với mẫu máy bay ném bom hạng nặng Tu-160, Tu-142 là cột trụ trong các chiến lược không quân tầm xa của Nga.

Một tàu chiến khác của Mỹ được cử theo dõi máy bay Nga cho đến khi hai máy bay này rời xa chiếc tàu sân bay nặng 100.000 tấn. Đi kèm tàu Reagan là các tàu khu trục USS Mustin, USS Fitzgerald, USS Curtis Wilbur và tàu tuần dương tên lửa dẫn đường USS Chancellorsville.

Máy bay chống ngầm Nga suýt đụng độ tàu sân bay Mỹ - 3

Tàu sân bay hạt nhân lớp Nimitz USS Ronald Reagan

Phát ngôn viên Nhà Trắng ông Josh Earnest cho rằng vụ việc “không phải là một mối đe dọa cụ thể”. Ông khẳng định : “Mỹ đã tiến hành các quy định tuân thủ quốc tế khi điều máy bay Mỹ hộ tống máy bay của phía Nga rời xa khu vực tàu sân bay USS Ronald Reagan”.

Việc liên lạc không thông suốt với máy bay Tu-142 có thể là do cố tình hoặc thiết bị liên lạc của Nga lạc hậu vì liên lạc bằng sóng vô tuyến hai chiều thường được dùng ở cự li ngắn. “Mặc dù chúng tôi không có các đợt xuất kích máy bay tuy nhiên Mỹ vẫn có thể kiểm soát tốt không phận trong một khoảng cách an toàn”, phát ngôn viên của Hạm đội 7 tuyên bố.

Phát ngôn viên này cũng nhấn mạnh việc máy bay Nga xuất hiện ở khu vực biển Nhật Bản không phải là một vấn đề thực sự. “Chúng tôi ủng hộ mọi quốc gia thực hiện các nghĩa vụ của mình trong vùng không phận và hải phận quốc tế”, đại tá Lauren Cole trả lời phỏng vấn tạp chí Sao và Vạch thứ Năm vừa qua. “Chúng tôi cũng khẳng định rằng các quốc gia phải tuân thủ quy định và luật lệ khi thực hiện nhiệm vụ tại các khu vực này”.

 “Tàu sân bay hạt nhân lớp Nimitz USS Ronald Reagan đã thay thế tàu USS George Washington tại căn cứ hải quân Yokosuka thuộc tỉnh Kanagawa từ tháng 10 này. Đây là tàu sân bay duy nhất mà Hải quân Mỹ đặt tại châu Á  - Thái Bình Dương.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Quang Minh – Theo Diplomat ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN