Máy bay cảnh báo sớm ASC 890 của Thụy Điển mang lại cho Ukraine lợi thế chưa từng có

Những chiếc máy bay cảnh báo sớm ASC 890 mà Thụy Điển cam kết cấp cho Ukraine sẽ mang lại cho Kiev những lợi thế chưa từng có, đồng thời giúp tăng hiệu quả của tiêm kích F-16 trong cuộc xung đột với Nga.

Trang Business Insider dẫn nhận định của giới chuyên gia rằng một loại máy bay mới mà Ukraine sắp nhận được từ Thụy Điển sẽ mang lại cho nước này lợi thế chưa từng có. Máy bay mới này đồng thời sẽ giúp nâng cao hiệu quả cho tiêm kích F-16 mà Ukraine cũng sắp nhận từ phương Tây.

Máy bay mới mang lại cho Ukraine lợi thế chưa từng có

Cuối tháng trước Thụy Điển thông báo cung cấp cho Ukraine 2 máy bay chỉ huy và cảnh báo sớm trên không ASC 890 – loại máy bay đóng vai trò là trung tâm chỉ huy trên không.

Thụy Điển sẽ cung cấp 2 máy bay cảnh báo sớm ASC 890 cho Ukraine. Ảnh: Swedish Ministry of Defence

Thụy Điển sẽ cung cấp 2 máy bay cảnh báo sớm ASC 890 cho Ukraine. Ảnh: Swedish Ministry of Defence

Loại máy bay này của Thụy Điển có thể phát hiện máy bay, tên lửa và máy bay không người lái (UAV) đối phương từ xa và phối hợp phản ứng trước các cuộc tấn công.

Máy bay cảnh báo sớm ASC 890 sẽ là máy bay đầu tiên có chức năng trên mà Ukraine từng có, mang lại cho Kiev khả năng mà đến nay chỉ có Nga sở hữu lực lượng không quân lớn hơn và hiện đại hơn nhiều mới có được.

Cú hích cho Ukraine

Chuyên gia hàng không quân sự Tim Robinson tại Hiệp hội hàng không Hoàng gia Anh cho rằng máy bay ASC 890 liên kết với tiêm kích F-16 do Mỹ sản xuất sẽ là yếu tố thay đổi cuộc chơi về mặt nhận thức tình huống và hình ảnh radar trực tiếp.

Ông Robinson cho hay những chiếc ASC 890 sẽ mang lại cho Ukraine khả năng cảnh báo sớm về nơi các cuộc tấn công bằng UAV và tên lửa được thực hiện. Và đây sẽ là một lợi thế vô cùng to lớn.

Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Thụy Điển Pal Johson cho hay máy bay ASC 890 sẽ bổ trợ và củng cố hệ thống F-16.

Theo ông Peter Layton - nghiên cứu sinh tại Viện châu Á Griffith (Úc), những chiếc ASC 890 sẽ có thể chỉ đạo các máy bay chiến đấu của Ukraine, vì vậy sự phối hợp, chỉ huy và điều khiển sẽ được cải thiện đáng kể.

Vẫn rất dễ bị tổn thương

Trong xung đột Nga-Ukraine, Nga đã sử dụng máy bay chỉ huy và cảnh báo sớm trên không A-50 của nước này để giám sát không phận Ukraine và phối hợp tấn công.

Nhưng Ukraine đã phá hủy một chiếc A-50 hồi tháng 1. Ukraine còn bắn hạ thêm một chiếc A-50 vào tháng sau đó. Hồi tháng 4, một quan chức quốc phòng Ukraine nói Nga chỉ còn lại 6 máy bay A-50.

Những tổn thất này cho thấy những máy bay như thế này dễ bị tổn thương như thế nào.

Tiêm kích F-16 Block 70/72. Ảnh: Lockheed Martin

Tiêm kích F-16 Block 70/72. Ảnh: Lockheed Martin

“Những máy bay như vậy rất dễ bị tổn thương trước máy bay chiến đấu và các cuộc tấn công tên lửa” – chuyên gia Layton lưu ý. Cũng theo ông, trong xung đột, các bên đều muốn tiêu diệt máy bay cảnh báo sớm.

Còn chuyên gia chiến lược quốc phòng Mark Cancian tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) cảnh báo rằng những chiếc ASC 890 cực kỳ phức tạp, vượt xa những gì Ukraine từng biết tới.

Ukraine nên tiếp cận máy bay ASC 890 như thế nào sau khi nhận F-16?

Ông Layton cho rằng, máy bay cảnh báo sớm ASC 890 chỉ nên đứng phía sau để xác định vị trí UAV và tên lửa hành trình đang bay tới, từ đó đưa ra thông tin để giúp tiêm kích F-16 nhắm mục tiêu chính xác.

Theo ông, đây là cách tiếp cận tốt nhất với Ukraine trong giai đoạn ban đầu sau khi tiếp nhận F-16. Cách này sẽ giúp máy bay bảo vệ các thành phố, cơ sở hạ tầng, đồng thời tránh xa hầu hết vũ khí của Nga.

Các nước Đan Mạch, Hà Lan, Bỉ và NaUy đã cam kết cung cấp khoảng 85 tiêm kích F-16 cho Ukraine. Tháng trước một quan chức Ukraine cho biết những chiếc F-16 đầu tiên sẽ đến Ukraine vào tháng 6 hoặc tháng 7. Những máy bay này do Đan Mạch cung cấp.

Giới chuyên gia cho rằng F-16 sẽ giúp ích cho Ukraine, nhưng không có khả năng tạo ra thay đổi lớn trong cuộc chiến, đặc biệt là đến nay phương Tây cam kết viện trợ một số lượng nhỏ.

Dù vậy, những chiếc F-16 này sẽ bù vào những máy bay bị tổn thất, hạ gục tên lửa và UAV Nga, cũng như tiến hành một số cuộc tấn công vào lãnh thổ mà Nga đang kiểm soát, theo giới quan sát.

“Bất cứ khi nào chúng đến, đó đều là thời điểm tốt cho Ukraine” – ông Cancian nhận định.

Nguồn: [Link nguồn]

Chỉ huy xe chiến đấu bộ binh M2 Bradley của Ukraine gần đây tiết lộ trên báo Mỹ Washington Post về cuộc chạm trán hiếm hoi ở cự ly gần với một xe bọc thép Nga.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo TRI TÚC ([Tên nguồn])
Xung đột Nga - Ukraine Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN