Mâu thuẫn trong khối, Thổ Nhĩ Kỳ rút khỏi cuộc tập trận "Hổ hội ngộ" của NATO

“Tiger Meet” (Hổ hội ngộ) – cuộc tập trận quan trọng bậc nhất trong năm nay của NATO – có thể được tổ chức với sự vắng mặt của Thổ Nhĩ Kỳ.

Những tranh cãi giữa 2 nước láng giềng Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ luôn khiến NATO “đau đầu” (ảnh: RT)

Những tranh cãi giữa 2 nước láng giềng Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ luôn khiến NATO “đau đầu” (ảnh: RT)

RT hôm 30.4 dẫn nguồn từ nhật báo Sabah (Thổ Nhĩ Kỳ) cho biết, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không tham gia cuộc tập trận Hổ hội ngộ của NATO được tổ chức tại Hy Lạp.

Ban đầu, Thổ Nhĩ Kỳ dự kiến sẽ gửi các chiến đấu cơ F-16 Fighting Falcon của nước này tới Hy Lạp để tham gia tập trận Hổ hội ngộ. Tuy nhiên, Bộ Tư Lệnh Không quân Thổ Nhĩ Kỳ mới đây cho rằng, một số từ ngữ Hy Lạp sử dụng trong tài liệu liên quan đến cuộc tập trận này “trái với luật pháp quốc tế”. Thổ Nhĩ Kỳ yêu cầu Hy Lạp sửa đổi, nhưng nước chủ nhà từ chối.

“Bất chấp nỗ lực đàm phán của Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp vẫn cương quyết đưa cuộc tập trận vượt khỏi mục đích hữu nghị và phối hợp. Hy Lạp cố gắng sử dụng cuộc tập trận để chống lại quyền và lợi ích của Thổ Nhĩ Kỳ”, Sabah dẫn nguồn tin an ninh Thổ Nhĩ Kỳ cho hay.

Theo RT, cuộc tập trận Hổ hội ngộ sẽ được tổ chức ở Căn cứ Không quân Araxos (miền tây Hy Lạp) và kéo dài từ ngày 9.5 – 22.5.

Thổ Nhĩ Kỳ đã thông báo với Hy Lạp về việc không tham gia tập trận, Sabah cho hay.

Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) đưa tin, Hy Lạp đã quyết định không cho phép Thổ Nhĩ Kỳ tham gia cuộc tập trận chung của NATO. Nguyên nhân là bởi các máy bay quân sự Thổ Nhĩ Kỳ “thường xuyên vi phạm không phận” Hy Lạp. VOA lưu ý, Hy Lạp là bên hủy kế hoạch tham gia tập trận của Thổ Nhĩ Kỳ.

“Thổ Nhĩ Kỳ không phải đồng minh, cũng không phải bạn của chúng tôi”, VOA dẫn nguồn tin từ giới chức Hy Lạp cho hay.

Trước đó, hôm 28.4, Bộ Ngoại giao Hy Lạp đã bày tỏ phản đối với Đại sứ Thổ Nhĩ Kỳ ở Athens về “những vi phạm chưa từng có với không phận Hy Lạp”. Truyền thông địa phương cho rằng, Hy Lạp đã ghi nhận 125 lần vi phạm không phận của Thổ Nhĩ Kỳ chỉ trong 24 giờ.

“Hành động của Thổ Nhĩ Kỳ gây ra bầu không khí đặc biệt căng thẳng giữa 2 nước”, Bộ Ngoại giao Hy Lạp cáo buộc.

Cùng ngày 28.4, Thổ Nhĩ Kỳ cáo buộc máy bay Hy Lạp vi phạm không phận nước này “30 lần trong 3 ngày”. Thổ Nhĩ Kỳ nhấn mạnh, có thể tung biện pháp trả đũa máy bay Hy Lạp vi phạm không phận.

Những cáo buộc qua lại này chỉ là một trong nhiều vấn đề gây căng thẳng giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp, theo RT.

Năm 2021, Hy Lạp đã đặt quân đội trong tình trạng báo động cao do Thổ Nhĩ Kỳ thăm dò địa chất ở khu vực phía đông Địa Trung Hải, nơi Athens coi là thuộc thềm lục địa của mình.

Nguồn: [Link nguồn]

Ngoại trưởng Nga: Dỡ bỏ trừng phạt là một phần nội dung đàm phán với Ukraine

Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov tiết lộ, mặc dù “rất khó khăn”, nhưng các cuộc đàm phán giữa nước này và Kiev vẫn diễn ra “hàng ngày”.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Vương Nam – RT ([Tên nguồn])
Thời sự thế giới Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN