Mặt Trời xuất hiện vết đen có kích thước gấp 4 lần Trái Đất

Vết đen AR3310, một mảng tối trên Mặt Trời hướng về phía Trái Đất, đã mở rộng đến mức có thể nhìn thấy từ Trái Đất mà không cần kính viễn vọng. Nhà thiên văn học Hàn Quốc Bum-Suk Yeom đã chia sẻ hình ảnh về vết đen mặt trời, cho thấy tỷ lệ của nó bên cạnh hành tinh nhỏ bé là Trái Đất.

“Vết đen Mặt Trời quan sát bằng mắt thường có sử dụng kính Mặt Trời (hay kính lọc Mặt Trời). Một vết đen lớn, có thể nhìn thấy bằng mắt thường đang di chuyển qua đĩa Mặt Trời. Nó nằm ở bên trái so với trung tâm của đĩa Mặt Trời”, Bum-Suk Yeom viết trong một bài đăng trên Instagram.

Vết đen Mặt Trời AR3310 lớn đến mức có thể nhìn thấy từ Trái Đất mà không cần kính viễn vọng. Ảnh: Newsweek

Vết đen Mặt Trời AR3310 lớn đến mức có thể nhìn thấy từ Trái Đất mà không cần kính viễn vọng. Ảnh: Newsweek

Theo thông tin trên Newsweek, các vết đen là những vùng tối trên bề mặt của Mặt Trời gây ra bởi các vùng từ trường đặc biệt mạnh và xoắn. Nếu đủ mạnh thì những vùng từ trường này sẽ ngăn một phần nhiệt từ lõi mặt trời truyền đến bầu khí quyển, khiến bề mặt lạnh hơn và có vẻ tối hơn.

Đôi khi các vết đen Mặt Trời đủ lớn để có thể nhìn thấy bằng mắt thường nhưng phải sử dụng kính để bảo vệ mắt khỏi ánh sáng chói mạnh của Mặt Trời.

“Ngưỡng nhìn thấy tối thiểu ước tính là khoảng 425 phần triệu đĩa Mặt Trời nhìn thấy được (0,04% đĩa Mặt Trời) trong khi diện tích vết đen Mặt Trời lớn hơn và điều kiện khí tượng thuận lợi sẽ tăng khả năng nhìn thấy chúng”, Hisashi Hayakawa - nhà vật lý năng lượng Mặt Trời ở Đại học Nagoya (Nhật Bản) chia sẻ.

Diện tích bề mặt Trái Đất chỉ chiếm khoảng 169 phần triệu của đĩa Mặt Trời. Bum-Suk Yeom ước tính, vết đen Mặt trời AR3310 có kích thước gấp khoảng 4 lần Trái Đất. Do từ trường hoạt động của chúng, các vết đen Mặt Trời thường là các điểm của Mặt Trời, từ đó phát ra vết lóa Mặt Trời hoặc xảy ra hiện tượng phun trào nhật hoa (CME).

Cận cảnh vết đen Mặt Trời AR3310 có kích thước gấp 4 lần Trái Đất. Ảnh: Newsweek

Cận cảnh vết đen Mặt Trời AR3310 có kích thước gấp 4 lần Trái Đất. Ảnh: Newsweek

Khi Mặt Trời trải qua chu kỳ 11 năm, số lượng vết đen Mặt Trời thay đổi. Ở mức cực đại của Mặt Trời, hoạt động của Mặt Trời đạt cực đại và có nhiều vết đen hơn so với khoảng thời gian tối thiểu 6 năm sau đó. Đã có 25 chu kỳ diễn ra như vậy kể từ lần đầu tiên chúng được ghi nhận vào năm 1755.

Những người cố gắng nhìn thoáng qua vết đen AR3310 nói trên được cảnh báo không nhìn thẳng vào Mặt Trời. Theo Bum-Suk Yeom, kính năng lượng Mặt Trời hoặc bộ lọc năng lượng Mặt Trời rất cần thiết để bảo vệ mắt.

Mặt trời màu đỏ rực khắp nước Mỹ và lý do đáng lo ngại đằng sau

Người dân Mỹ ở nhiều thành phố chứng kiến cảnh Mặt trời màu đỏ rực một cách bất thường trong nhiều ngày qua. Một số tận dụng cơ hội để chụp lại các bức ảnh ấn...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đinh Kim (Theo Newsweek) ([Tên nguồn])
Khám phá vũ trụ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN