Mặt trời "ngủ đông", điều gì sẽ xảy ra với Trái đất?

Sự kiện: Khám phá vũ trụ

Ở trung tâm của Hệ Mặt trời, Mặt trời luôn tỏa ra năng lượng giữ các hành tinh khác ở quỹ đạo và cung cấp cho Trái đất lượng ánh sáng và nhiệt độ phù hợp cho sự sống. Nhưng giai đoạn này là thời điểm Mặt trời “ngủ đông”, tỏa ra năng lượng thấp nhất trong chu kỳ.

NASA xác nhận Mặt trời đang ở giai đoạn hoạt động thấp nhất trong chu kỳ.

NASA xác nhận Mặt trời đang ở giai đoạn hoạt động thấp nhất trong chu kỳ.

Theo CNN, các nhà khoa học NASA xác nhận Mặt trời đang ở trong thời điểm hoạt động ở mức thấp nhất, tương đương với giai đoạn những năm 1650-1715. Giai đoạn này được coi là “kỷ băng hà mini” ở bán cầu bắc, khi “hoạt động núi lửa gia tăng còn hoạt động của Mặt trời ở mức thấp gây nên tình trạng nhiệt độ giảm mạnh”.

Nhưng trong chu kỳ “ngủ đông” lần này, nhân loại khó có thể trải qua một kỷ băng hà mini mới. Nguyên nhân là do biến đổi khí hậu, NASA cho biết.

“Hiện tượng ấm lên toàn cầu do khí thải nhà kính lớn gấp 6 lần so với thời điểm Trái đất nguội lạnh trong kỷ băng hà mini”, NASA cho biết. “Điều đó có nghĩa là hoạt động của Mặt trời suy giảm trong giai đoạn này nhưng Trái đất nhiều khả năng sẽ tiếp tục ấm lên. Bởi hiện tượng ấm lên toàn cầu do chính con người gây ra”.

Theo NASA, các điểm đen trên Mặt trời đạt cực đại vào năm 2014 và đến năm 2019 đạt giảm xuống mức cực tiểu và chưa có dấu hiệu tăng trở lại trong vài năm tới.

Các điểm đen của Mặt trời được coi là dấu hiệu đánh giá mức độ hoạt động của Mặt trời. Trong năm 2019 và nửa đầu năm 2020, số ngày Mặt trời không hề có điểm đen chiếm tới 70%, mức cao nhất tương đương giai đoạn kỷ băng hà mini.

Giai đoạn này cũng ghi nhận từ trường của Mặt trời suy yếu, từ đó ít ngăn chặn các tia vũ trụ lan tỏa tới các hành tinh khác hơn, làm tăng mối đe dọa đối với các nhà du hành vũ trụ ngoài không gian.

Theo Cơ quan quản lý đại dương và khí quyển quốc gia Mỹ (NOAA), một chu kỳ hoạt động mới của Mặt trời sẽ bắt đầu trở lại vào năm 2025.

“Mặt trời thứ 2” lao vùn vụt về Trái đất, có thể gây họa diệt vong như với khủng long

Các nhà khoa học cho biết khi “mặt trời thứ 2“ này bay qua hệ mặt trời, nó có thể đâm vào đám mây sao chổi và gây ra trận...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - CNN ([Tên nguồn])
Khám phá vũ trụ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN