Mất bao lâu để thuần hóa chuột hoang thành chuột nuôi?
Chuột hoang dã và thuần hóa, dù có nhiều nét giống nhau về mặt ngoại hình, nhưng chúng thường có những khác biệt về hành vi, đặc biệt là khi tiếp xúc với con người.
Chuột hoang và chuột nuôi có những khác biệt cơ bản về lối sống và hành vi (Ảnh minh họa)
Gần như tất cả những con chuột được thuần hóa là hậu duệ của loài chuột hoang Na Uy (tên khoa học là Rattus norvegicus). Việc thuần hóa chuột bắt đầu từ thế kỷ 20, và cho đến nay đã sản sinh ra được nhiều thế hệ thú cưng.
Chuột hoang dã và thuần hóa dù có cấu trúc cơ thể và thói quen ăn uống giống nhau, nhưng chúng cũng có sự khác biệt cơ bản về lối sống và hành vi.
Hành vi xã hội
Trong tự nhiên, chuột hoang không phải là sinh vật dễ hòa đồng. Chúng thường có xu hướng lẩn trốn con người nếu có thể. Những loại chuột này chỉ dám xuất hiện gần con người nếu chúng cảm thấy có thức ăn ở gần đó. Ngoài ra, chuột hoang thường chỉ tụ tập với đồng loại cho mục đích giao phối. Nếu bị dồn đến đường cùng, chuột hoang sẽ trở nên cực kỳ hung dữ và sẽ liều mạng để tìm đường chạy thoát.
Ở chiều ngược lại, chuột nuôi lại rất thân thiện với con người. Phần nhiều trong số chúng về cơ bản đều rất hòa đồng, nhưng chúng cũng sẽ cắn người nếu cảm thấy bị đe dọa, dù điều này hiếm khi xảy ra.
Chuột nuôi thường hòa đồng và ít gây hại với con người hơn chuột hoang (Ảnh: Kate Lloyd)
Kích thước
Các loài chuột ngoài tự nhiên thường có chiều dài từ 27 đến 30 cm. Tuy nhiên, do không sống đủ lâu để có thể phát triển đầy đủ, nên hầu hết chuột hoang chỉ đạt kích thước cực đại từ 22 đến 25 cm.
Ngoài ra, chuột hoang thường gầy hơn chuột nuôi vì chúng không được ăn liên tục. Chúng chỉ có vẻ to lớn hơn là khi xù lông nếu gặp phải mối đe dọa.
Chuột hoang ít khi đạt kích thước cực đại do tuổi thọ ngắn ngủi (Ảnh minh họa)
Dù có kích thước to lớn hơn, song chuột nuôi thường mập mạp và dễ có dấu hiệu “thừa cân” hơn chuột hoang. Điều này phần lớn là do tình trạng thiếu vận động mà chúng gặp phải trong môi trường nuôi nhốt. Tuy nhiên, do có lợi thể về tuổi thọ, chuột nuôi có thể đạt kích thước tối đa của mình – từ 27 đến 30 cm.
Màu sắc
Chuột nuôi thường có màu lông rất đa dạng. Một số loài có màu nâu, trong khi số khác lại có màu be, xám hoặc đen. Sự đa dạng này là kết quả của các quá trình lai tạo chéo. Một trong những loài chuột nuôi phổ biến nhất hiện nay là chuột trắng mắt hồng, được nhân giống lần đầu vào thế kỷ 19.
Còn trong tự nhiên, hầu hết những loài chuột có bộ lông cùng màu nhau, với nâu và đen là hai màu phổ biến nhất, và màu trắng nhạt ở lớp lông dưới của chúng.
Chuột nuôi có màu lông nhiều và đa dạng hơn so với chuột hoang (Ảnh minh họa)
Khả năng thích nghi
Với môi trường nuôi nhốt, chuột hoang ban đầu thường rất điên cuồng vì thiếu nơi ẩn nấp và liên tục phải tiếp xúc với ánh sáng. Trong nhiều trường hợp, có tỷ lệ cao chuột hoang chết yểu hoặc trở nên căng thẳng đến mức gặp phải sự cố khi sinh sản. Nếu chúng có thể giao phối, những con chuột non thuộc thế hệ nuôi nhốt đầu tiên thường nhỏ hơn. Phải sau 20 thế hệ nuôi nhốt, lứa chuột hoang này mới có thể phát triển bình thường.
Chuột hoang phải mất tới 20 thế hệ nuôi nhốt mới có thể phát triển và sinh sản bình thường (Ảnh minh họa)
Ở chiều ngược lại, chuột nuôi cũng gặp nhiều khó khăn hơn khi bị đưa vào thích nghi với cuộc sống ngoài tự nhiên. Những con chuột này thường thiếu các kỹ năng và sức chịu đựng thể chất cần thiết để tồn tại trong môi trường hoang dã. Vì vậy, hầu hết những con chuột nuôi được thấy ngoài tự nhiên thường vẫn trong phạm vi kiểm soát của con người.
Cụ ông 70 tuổi đã rất bất ngờ khi đặt camera và thấy một con chuột nhỏ bận rộn dọn dẹp dụng cụ trên chiếc bàn...
Nguồn: [Link nguồn]