Mất 2 tàu chiến, Mỹ để lộ điểm yếu trước tên lửa Triều Tiên
Hạm đội 7 của hải quân Mỹ đang phải đối mặt với nhiều thách thức sau khi 2 tàu chiến có năng lực đánh chặn tên lửa bị loại khỏi vòng chiến đấu.
Hạm đội tàu chiến hùng hậu của hải quân Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương.
Theo Reuters, hải quân Mỹ dự kiến sẽ sa thải Phó đô đốc Joseph Aucoin khỏi vị trí tư lệnh Hạm đội 7, sau vụ tàu khu trục USS John McCain va chạm với tàu chở hàng khiến nhiều người chết và bị thương.
Hải quân Mỹ cũng đã ra lệnh "ngưng tác chiến" trên toàn cầu để kiểm tra lại quy trình vận hành tàu chiến trên biển.
Theo New York Times, hạm đội 7 từ lâu đã trở thành biểu tượng sức mạnh của của hải quân Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương.
Nhưng hình ảnh hạm đội hùng mạnh từng đánh bại hải quân đế quốc Nhật trong Thế chiến 2 đang bị tổn hại nặng nề. Hai tàu khu trục tên lửa lớp Arleigh Burke của hạm đội 7 đã bị loại khỏi vòng chiến đấu vì “không phát hiện và né tránh các tàu chở hàng trên biển”.
Xương sống trong biên chế hạm đội 7 là tàu sân bay 100.000 tấn USS Ronald Reagan (CVN-76). Hải đoàn 15 thuộc hạm đội 7 là lực lượng chịu ảnh hưởng nặng nhất. Đây là lực lượng bao gồm 7 tàu khu trục lớp Arleigh Burke, chịu trách nhiệm yểm trợ hỏa lực, tạo nên lá chắn tên lửa bảo vệ hạm đội.
Tàu khu trục USS John S. McCain bị thủng một lỗ lớn sau khi va chạm với tàu chở hàng.
Mất hai tàu khu trục USS John S. McCain (DDG-56) và USS Fitzgerald (DDG-62), hải đoàn 15 chỉ còn lại 5 tàu có khả năng đánh chặn tên lửa Triều Tiên phóng đến đảo Guam. Tổn thất này tương đương 28% quân số.
Mỗi tàu khu trục lớp Arleigh Burke được trang bị 90 ống phóng thẳng đứng (VLS) Mk41. Ống phóng này có thể phóng nhiều loại tên lửa khác nhau tùy vào mục đích sử dụng. Trong đó, hải quân Mỹ dùng tên lửa SM-3 cho nhiệm vụ đánh chặn.
SM-3 được thiết kế để ngăn chặn tên lửa đạn đạo từ bên ngoài khí quyển với tầm bắn 700km, tầm cao 500km với phiên bản IA. Phiên bản IIA nâng khả năng đánh chặn xa 2.500km, tầm cao 1.500 km.
Lá chắn Aegis BMD trên tàu sử dụng radar quét mạng pha điện tử thụ động AN/SPY-1D. Radar gồm 4 mảng ăng ten bố trí quanh tháp chỉ huy cho phép quan sát mục tiêu 360 độ. Radar có khả năng phát hiện tên lửa đạn đạo ở cự ly 300 km.
Khi phát hiện dấu hiệu của tên lửa đạn đạo, hệ thống nhận thông tin từ hệ thống radar và vệ tinh cảnh báo sớm. Radar AN/SPY-1D sẽ theo dõi mục tiêu và tính toán giải pháp đánh chặn.
Hải quân Mỹ thường sử dụng 2 tàu Aegis, trong đó một tàu theo dõi mục tiêu và tàu còn chỉ làm nhiệm vụ dẫn đường cho tên lửa. Do đó, 5 tàu khu trục của hạm đội 7 chỉ có thể đánh chặn số lượng hạn chế tên lửa đạn đạo Triều Tiên.
Tàu khu trục USS Fitzgerald phóng tên lửa trong một cuộc tập trận.
Ngoài ra, căn cứ Mỹ trên đảo Guam có hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD. Hệ thống này được thiết kế để đánh chặn tên lửa đạn đạo trong giai đoạn cuối. Nếu thất bại, quân đội Mỹ sẽ không còn cơ hội để sửa sai và thiệt hại sẽ rất khó lường.
Bryan McGrath, cựu chỉ huy hải quân Mỹ nhận định, Mỹ hiện duy trì mạng lưới phòng thủ đa lớp. Nhưng việc mất hai tàu chiến sẽ khiến các hệ thống phòng thủ khác và chính các tàu khu trục còn lại trong hạm đội phải làm việc vất vả hơn.
Những nhiệm vụ vốn được giao cho hai tàu USS John S. McCain và USS Fitzgerald, sẽ phải giao cho các tàu còn lại, trong khi hải quân Mỹ chưa thể sớm bố trí tàu chiến khác đến thay thế.
Ngoài ra, việc mất hai tàu chiến vì đâm phải tàu chở hàng cũng tác động đến niềm tin và năng lực chiến đấu trong nội bộ hải quân, ông McGrath nói. Đó là điều mà lực lượng hải quân hùng mạnh nhất thế giới phải sớm khắc phục, khi Mỹ chưa phải dấn thân vào một cuộc chiến mới.
Với việc tàu khu trục trang bị hệ thống Aegis thứ hai bị loại khỏi “vòng chiến đấu” chỉ trong vài tháng qua, hải quân...