Mảnh vỡ tên lửa hơn 20 tấn của TQ rơi tự do có đáng sợ?

Sự kiện: Tin tức Trung Quốc

Trung Quốc gần đây đã phóng mô-đun trạm vũ trụ Vấn Thiên ra ngoài không gian cùng tên lửa Long March 5B. Tuy nhiên, số lượng lớn mảnh vỡ từ tên lửa nặng hơn 20 tấn làm dấy lên lo ngại về nguy cơ nó lao trúng một thành phố khi rơi trở lại Trái đất. 

Các công nhân đo mảnh vỡ của tên lửa Long March-3C ở tỉnh Quý Châu, miền nam Trung Quốc, năm 2010. Ảnh: Tân Hoa xã

Các công nhân đo mảnh vỡ của tên lửa Long March-3C ở tỉnh Quý Châu, miền nam Trung Quốc, năm 2010. Ảnh: Tân Hoa xã

Tờ SCMP hôm 27/7 dẫn lời một số nhà khoa học vũ trụ lên tiếng về khả năng mảnh vỡ tên lửa nặng hơn 20 tấn rơi trúng một thành phố khi trở lại Trái đất.

Điều gì xảy ra khi mảnh vỡ tên lửa Long March 5 rơi xuống Trái đất?

Theo Chen Shiqiang - một nhà nghiên cứu thuộc Viện Công nghệ Phương tiện phóng Trung Quốc - mảnh vỡ tên lửa Long March 5 nặng hơn 20 tấn, bao gồm tên lửa phụ, mô-đun thiết bị, hỗ trợ trọng tải và một số thành phần khác. 

Các thành phần cấu trúc tên lửa, bao gồm bình chứa hydro - oxy, phần hộp liên động phục vụ giai đoạn đầu khi phóng và các mô-đun thiết bị, chiếm khoảng 77% tổng khối lượng của mảnh vỡ tên lửa. Theo ông Chen, động cơ tên lửa chiếm 15% tổng khối lượng và phần còn lại là thiết bị điện. 

Phần lớn các bộ phận kết cấu và vỏ thiết bị điện của mảnh vỡ tên lửa làm từ hợp kim nhôm. Chúng sẽ phân hủy và cháy hoàn toàn trong khí quyển khi mảnh vỡ tên lửa rơi xuống Trái đất. 

Một số chất liệu tổng hợp và hợp kim chịu được nhiệt độ cao có thể không bị đốt cháy hoàn toàn trong quá trình mảnh vỡ tên lửa ma sát với khí quyển của Trái đất. Vì vậy, có thể một số ống dẫn, đường ống và các phần nhỏ của mảnh vỡ tên lửa sẽ rơi xuống bề mặt Trái đất, theo ông Chen. 

Nhân loại có nguy cơ bị ảnh hưởng?

Theo tính toán của một số nhà khoa học vũ trụ, khả năng mảnh vỡ tên lửa Long March 5 làm cho con người bị thương gần như bằng 0. 

Sau khi một tên lửa bị vỡ, hầu hết các mảnh vỡ bốc cháy trong bầu khí quyển và chỉ có rất ít các bộ phận nhỏ rơi xuống Trái đất mỗi năm. Tới nay, vẫn chưa có ghi nhận nào về các trường hợp bị thương do mảnh vỡ từ vũ trụ. 

Nhà vật lý thiên văn của Đại học Harvard (Mỹ) Jonathan McDowell, cho biết, xác suất một mảnh vỡ tên lửa rơi từ ngoài vũ trụ trúng người ở dưới mặt đất là 1/1.000.000.000.000. 

Để so sánh, hãy tưởng tượng trong thời gian xảy ra mưa sao băng, có khoảng 1.000 - 20.000 thiên thạch rơi xuống Trái đất mỗi giờ. Xác suất một người bình thường bị thiên thạch lớn hơn 200g rơi trúng là 1/700 triệu. Xác suất một người bình thường bị sét đánh trong đời là 1/12.000. 

 Sự cố mảnh vỡ không gian gần đây nhất là gì?

Có nhiều trường hợp mảnh vỡ tàu vũ trụ hoặc tên lửa rơi xuống Trái đất sau khi được phóng vào không gian. Một vệ tinh của NASA, ngừng hoạt động vào năm 2005, rơi trở lại Trái đất vào ngày 2/9/2011 mà không có sự can thiệp của con người. Mảnh vỡ từ vệ tinh này rơi xuống Canada. Không có ghi nhận về thương vong trong vụ việc. 

Năm ngoái, mảnh vỡ từ tên lửa Falcon 9 (Mỹ), đã rơi không kiểm soát xuống một trang trại ở hạt Grant, bang Washington, vào ngày 26/3/2021. Không ai bị thương trong vụ việc này. 

Có thể kiểm soát các mảnh vỡ rơi tự do xuống Trái đất hay không?

Theo SCMP, hiện tại không có công nghệ nào kiểm soát hoàn toàn việc các mảnh vỡ tên lửa rơi trở lại Trái đất. Có 2 lý do chính. Thứ nhất, việc thay đổi quỹ đạo bay của tên lửa là rất khó và cần thêm nhiên liệu. Một tên lửa đẩy trong sứ mệnh bay vào quỹ đạo Trái đất thường di chuyển trong không gian với tốc độ 7,9 km/s. Để thay đổi hướng rơi của tên lửa, chúng ta cần rất nhiều năng lượng. 

Thứ hai, các mảnh vỡ tên lửa sự tự tan rã hoặc bốc cháy khi rơi trở lại bầu khí quyển của Trái đất. Một lượng nhỏ các mảnh vỡ còn sót lại sẽ rơi xuống đất. Nhưng vì xác suất rơi trúng người là cực kỳ thấp nên không cần xử lý thêm. 

Tàn dư tên lửa TQ to như tòa nhà 10 tầng sắp rơi xuống Trái đất và căng thẳng Mỹ - Trung

Tàn dư tên lửa Trung Quốc, dự kiến rơi xuống Trái Đất trong 1-2 ngày tới, đánh dấu một "đấu trường" mới giữa Mỹ và Trung Quốc khi cả 2 cường quốc này đều tăng...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Bằng Lâu - SCMP ([Tên nguồn])
Tin tức Trung Quốc Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN