Lý giải nguyên nhân Omicron gây bệnh nhẹ hơn Delta

Sự kiện: Tin tức COVID-19

Một loạt các nghiên cứu mới trên động vật thí nghiệm và mô người đang cung cấp những lý giải đầu tiên vì sao biến thể Omicron gây bệnh nhẹ hơn so với những biến thể khác của SARS-CoV-2.

Trong các thí nghiệm trên chuột và hamster, Omicron gây bệnh ít nghiêm trọng hơn, thường chỉ giới hạn phần lớn ở đường hô hấp trên: mũi, cổ họng và khí quản. Biến thể này ít gây hại cho phổi hơn trong khi những biến thể trước thường gây ra tổn thương cho phổi và chứng khó thở nghiêm trọng.

Hồi tháng 11, khi báo cáo đầu tiên về biến thể Omicron được công bố ở Nam Phi, các nhà khoa học chỉ có thể dự đoán sự khác biệt trong cách hoạt động của nó với các biến thể khác. Tất cả những gì họ biết là Omicron là sự kết hợp đặc biệt và đáng báo động của hơn 50 đột biến gien.

Trong tháng qua, hàng chục nhóm nghiên cứu đã quan sát mầm bệnh mới trong phòng thí nghiệm, đưa Omicron vào các tế bào trong đĩa petri và phun virus vào mũi động vật. Trong khi số ca nhiễm tăng đột biến, các ca nhập viện chỉ tăng nhẹ.

Các nghiên cứu ban đầu trên bệnh nhân cho thấy Omicron ít gây bệnh nặng hơn các biến thể khác, đặc biệt là ở những người được tiêm vắc-xin. Tuy nhiên, những phát hiện đó đi kèm với rất nhiều cảnh báo.

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng biến thể Omicron gây bệnh nhẹ hơn các biến thể trước đó. Ảnh: Reuters

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng biến thể Omicron gây bệnh nhẹ hơn các biến thể trước đó. Ảnh: Reuters

Các thí nghiệm trên động vật có thể giúp làm sáng tỏ những mơ hồ này vì các nhà khoa học có cơ hội kiểm tra biến thể Omicron trên những động vật giống hệt nhau sống trong điều kiện giống hệt nhau.

Hơn nửa tá thí nghiệm được công bố trong những ngày gần đây đều chỉ ra cùng một kết luận: Omicron gây bệnh nhẹ hơn Delta và các biến thể trước đó của virus.

Vào ngày 29-12, một loạt các nhà khoa học Nhật Bản và Mỹ công bố báo cáo về hamster và chuột bị nhiễm biến thể Omicron hoặc một trong số các biến thể trước đó. Theo nghiên cứu, những con nhiễm Omicron ít bị tổn thương phổi hơn, ít sụt cân hơn và ít nguy cơ tử vong hơn.

Nhiều nghiên cứu khác cũng đưa ra kết luận tương tự. Lý do Omicron gây bệnh nhẹ hơn có thể cần sự lý giải của giải phẫu học.

Tiến sĩ Michael Diamond, một chuyên gia virus tại trường ĐH Washington (Mỹ), và các đồng nghiệp của ông phát hiện ra rằng nồng độ Omicron trong mũi của hamster cũng giống như mức ở động vật bị nhiễm các biến thể trước. Nhưng nồng độ Omicron trong phổi chỉ bằng 1/10 hoặc ít hơn so với mức của các biến thể khác.

Omicron khiến phổi bị tổn thương ít hơn những biến thể khác. Ảnh: AP

Omicron khiến phổi bị tổn thương ít hơn những biến thể khác. Ảnh: AP

Các nhà nghiên cứu tại trường ĐH Hồng Kông cũng có phát hiện tương tự. Họ đã nghiên cứu các mẩu mô được lấy từ đường thở của con người trong quá trình phẫu thuật. Trong 12 mẫu phổi, các nhà nghiên cứu nhận thấy Omicron phát triển chậm hơn Delta và các biến thể khác.

Những phát hiện này sẽ phải được theo dõi bằng các nghiên cứu sâu hơn, chẳng hạn thí nghiệm với khỉ hoặc kiểm tra đường thở của những người bị nhiễm Omicron. Nếu kết quả được nghiên cứu kỹ lưỡng, nó có thể giải thích tại sao những người bị nhiễm Omicron dường như ít phải nhập viện hơn những người bị nhiễm Delta.

Nhiều tế bào trong phổi mang một protein gọi là TMPRSS2 trên bề mặt của chúng. Protein này có thể vô tình giúp virus truyền bệnh xâm nhập vào tế bào. Tuy nhiên, tiến sĩ Ravindra Gupta, một chuyên gia tại trường ĐH Cambridge (Anh), và nhóm của ông phát hiện ra rằng TMPRSS2 không bám tốt vào Omicron. Kết quả là Omicron không lây nhiễm trong tế bào phổi nhanh như Delta. Một nhóm nghiên cứu tại trường ĐH cũng có kết luận tương tự.

Tiến sĩ Gupta suy đoán rằng Omicron đã phát triển thành một biến thể chuyên về đường hô hấp trên, phát triển mạnh ở cổ họng và mũi. Nếu điều này đúng, nó sẽ dễ phát tán ra môi trường qua giọt bắn và xâm nhập vật chủ mới.

Biến thể Omicron báo hiệu sự kết thúc sớm của đại dịch Covid-19?

Ngày càng nhiều các nhà khoa học đặt ra khả năng biến thể Omicron có thể đánh dấu sự kết thúc của đại dịch Covid-19,...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Bảo Hạnh ([Tên nguồn])
Tin tức COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN