Lý do TQ phạt Triều Tiên “rắn” nhất từ trước đến nay
Trung Quốc đã có những động thái cứng rắn nhất từ trước đến nay với Triều Tiên nhưng giới chuyên gia cho rằng, các biện pháp trừng phạt này chỉ là tạm thời.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Theo CNBC, kể từ khi Triều Tiên lần đầu tiên thử hạt nhân năm 2006, Trung Quốc đã nhiều lần thông qua nghị quyết trừng phạt của Liên Hợp Quốc. Nhưng các dữ liệu công khai cho thấy hoạt động giao thương giữa hai nước không ngừng phát triển.
Nửa đầu năm 2017, kim ngạch thương mại Trung Quốc-Triều Tiên đạt 2,55 tỷ USD, tăng 10,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Điều này là do Trung Quốc tăng cường hoạt động thương mại ở những lĩnh vực không nằm trong lệnh cấm.
Nhưng trong tháng qua, Trung Quốc có những động thái trừng phạt cứng rắn với Triều Tiên. Bắc Kinh thông báo cấm nhập khẩu hàng dệt may, hải sản, quặng sắt, than từ Triều Tiên.
Trung Quốc cũng hạn chế xuất khẩu các sản phẩm từ dầu mỏ sang quốc gia đồng minh. Chưa dừng lại ở đó, Bắc Kinh tuyên bố cấm các công ty Triều Tiên hoạt động trên phạm vi toàn quốc. Các doanh nghiệp Triều Tiên có 120 ngày để rời Trung Quốc.
Đây được coi là những động thái cứng rắn nhất từ trước đến nay, khiến nền kinh tế Triều Tiên đối mặt với nhiều sức ép. Nhưng hiện chưa rõ liệu Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ duy trì cấm vận khắc nghiệt như vậy trong bao lâu.
“Trung Quốc thường tăng cấm vận trong thời gian ngắn, khi thế giới tập trung đến vấn đề Triều Tiên. Hai nước sẽ nối lại hoạt động thương mại một khi tình hình lắng dịu”, Benjamin Katzeff Silberstein, học giả Mỹ tại Viện Nghiên cứu Chính sách Đối ngoại nói.
Đến cuối cùng, sự ổn định ở Triều Tiên mới là ưu tiên hàng đầu của Trung Quốc, ông Silberstein nói, ám chỉ khủng hoảng người tị nạn nếu chính quyền Triều Tiên sụp đổ.
Người Triều Tiên đổ ra đường ở thủ đô Bình Nhưỡng, hưởng ứng lời kêu gọi chống Mỹ.
Trung Quốc cũng lo ngại đến khả năng Hàn Quốc lợi dụng tình hình để thống nhất bán đảo Triều Tiên, làm gia tăng tầm ảnh hưởng của Mỹ trong khu vực.
Những lệnh trừng phạt cứng rắn của Trung Quốc áp đặt lên Triều Tiên chỉ để xoa dịu Tổng thống Mỹ Donald Trump, Jeff Kingston, giám đốc chương trình Nghiên cứu châu Á tại Đại học Temple, Nhật Bản nhận định.
“Ông Tập muốn cải thiện quan hệ với Mỹ, dọn đường cho chuyến thăm châu Á của Tổng thống Mỹ Donald Trump vào tháng tới”, ông Kingston nói.
Một khi đảm bảo quan hệ Mỹ-Trung quay trở lại chu kỳ ổn định, Bắc Kinh có thể sẽ nới lỏng trừng phạt Triều Tiên, giống như những gì xảy ra trong quá khứ, ông Kingston nhận định.
Bên cạnh đó, Trung Quốc sắp bước vào đại hội Đảng Cộng sản lần thứ 19. Đây là sự kiện quan trọng nhất trong Đảng Cộng sản Trung Quốc, đề ra phương hướng lãnh đạo trong tương lai.
Trung Quốc muốn ổn định tình hình trong nước và quốc tế trước dịp khai mạc đại hội đảng vào ngày 18.10 tới, Chin-Hao Huang, trợ lý giáo sư tại trường Yale-NUS ở Singapore nói.
Trung Quốc siết chặt cấm vận cũng nhằm làm giảm căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên trong thời điểm quan trọng này, ông Huang giải thích. “Mọi hành động chen ngang vào kỳ đại hội sẽ không được Trung Quốc hoan nghênh, đặc biệt là những vụ phóng tên lửa, thử hạt nhân của Triều Tiên”.
Thất vọng trước động thái quay lưng, gia tăng trừng phạt của Trung Quốc, Triều Tiên gửi thông điệp nhắc lại vụ thử...