Lý do thực sự khiến Mỹ tức giận với Ả Rập Saudi
Chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden nghĩ rằng đã đạt được thỏa thuận bí mật để Ả Rập Saudi tăng sản lượng khai thác kể từ tháng 9 cho đến hết năm 2022, nhưng thực tế mọi chuyện diễn ra ngược lại.
Thái tử Ả Rập Saudi Mohammed bin Salman (phải) hiện là nhà lãnh đạo thực tế của vương quốc.
Khi Tổng thống Mỹ Joe Biden có chuyến thăm chính thức tới Ả Rập Saudi hồi tháng 7, giới chức Mỹ đã vận động hành lang để đạt "thỏa thuận dầu mỏ bí mật" với vương quốc nhằm tăng nguồn cung ra thị trường toàn cầu.
Thỏa thuận lẽ ra có hiệu lực từ tháng 9 đến hết năm 2022 nhằm giúp giải quyết tình trạng khan hiếm nhiên liệu ở Mỹ, giảm lạm phát và bình ổn thị trường dầu mỏ toàn cầu, theo tiết lộ của báo Mỹ New York Times.
Sau chuyến thăm của ông Biden, tổ chức các nước xuất khẩu dầu OPEC+ do Ả Rập Saudi dẫn đầu chỉ tăng sản lượng khai thác ở mức tượng trưng 100.000 thùng/ngày. Đến đầu tháng 10, OPEC+ quyết định giảm sản lượng khai thác ở mức 2 triệu thùng/ngày. Quyết định đã kéo theo giá dầu thế giới quay trở lại mốc 90 USD/thùng và được dự báo có tác động tiêu cực đến cuộc bầu cử giữa kỳ ở Mỹ, dự kiến diễn ra vào đầu tháng 11.
Ông Biden và phái đoàn Mỹ gặp thái tử Ả Rập Saudi Mohammed bin Salman.
Một số nghị sĩ Mỹ tỏ ra hết sức tức giận vì trước đó, họ đã nhận được báo cáo về "thỏa thuận dầu mỏ bí mật để Ả Rập Saudi tăng sản lượng khai thác", New York Times dẫn nguồn tin từ quan chức Mỹ và Ả Rập Saudi giấu tên cho biết.
"Các nghị sĩ cảm thấy thái tử Mohammed bin Salman đã lừa dối chính quyền Mỹ", nguồn tin tiết lộ. Ngay cả trong ngày OPEC+ ra quyết định, chính quyền Mỹ khi đó vẫn nghĩ rằng Ả Rập Saudi sẽ không cắt giảm sản lượng, nguồn tin nói thêm.
Đến khi biết được rằng Ả Rập Saudi đã thay đổi lập trường, chính quyền Mỹ cố gắng thuyết phục vương quốc dầu mỏ Trung Đông nhưng không thành công.
Theo New York Times, chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden đã quá vội vàng khi thu xếp chuyến thăm của ông Biden vì nghĩ rằng đã đạt được thỏa thuận dầu mỏ bí mật. "Kết quả là chính quyền Mỹ bối rối còn Ả Rập Saudi thì vẫn coi như không có chuyện gì xảy ra", hạ nghị sĩ Gerald Connolly, đảng viên Dân chủ, nói.
Hồi tháng 6, ông Biden phủ nhận rằng sẽ yêu cầu Ả Rập Saudi tăng nguồn cung dầu. “Những gì đã xảy ra trong nửa năm qua giữa Ả Rập Saudi và Mỹ là câu chuyện về những thỏa thuận miệng, những suy nghĩ viển vông, những tín hiệu bị bỏ lỡ và những lời hứa suông”, New York Times cho biết.
Thái tử Ả Rập Saudi Mohammed bin Salman (MbS) và Tổng thống Mỹ Joe Biden "không thích hoặc không tin tưởng lẫn nhau", nguồn tin từ Ả Rập Saudi tiết lộ trên báo Mỹ Wall Street...
Nguồn: [Link nguồn]