Lý do Nga chỉ trích mạnh mẽ khi Mỹ cung cấp cho Ukraine pháo phản lực phóng loạt
Hôm 1.6, Mỹ thông báo sẽ chuyển giao cho Ukraine các hệ thống pháo phản lực phóng loạt HIMARS. Nhưng điều Nga lo ngại là hệ thống này có thể được trang bị tên lửa cỡ lớn, tầm bắn vươn tới thủ đô Moscow.
Hệ thống HIMARS phóng tên lửa tầm xa PrSM trong một cuộc thử nghiệm.
Giới chức Lầu Năm Góc nói Mỹ có sẵn các tổ hợp pháo phản lực HIMARS ở châu Âu. Các hệ thống này sẽ nhanh chóng được chuyển cho Ukraine.
Trước mắt, Mỹ cấp cho Ukraine 4 hệ thống HIMARS trang bị đạn rocket tầm bắn 80km.
Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ Colin Kahl nói việc cung cấp hệ thống pháo phản lực hiện đại nhất của Mỹ cho Ukraine là cần thiết vì cuộc xung đột đã trở thành “màn đấu pháo”. Các hệ thống HIMARS có tầm bắn vượt trội so với pháo phản lực phóng loạt (MLRS) của Nga, nhưng mỗi xe phóng chỉ mang theo 6 đạn rocket.
Quân đội Mỹ phát triển các hệ thống HIMARS với kích thước nhỏ gọn để chuyên chở trên máy bay vận tải quân sự C-130. Trong môi trường chiến đấu, các tiêm kích F-35 của Mỹ có thể cung cấp thông tin về mục tiêu cho các hệ thống HIMARS khai hỏa.
Ngoài khả năng bắn đạn rocket, các hệ thống HIMARS còn có thể phóng tên lửa chiến thuật MGM-140 tầm bắn 300km hoặc tên lửa dẫn đường chính xác PrSM, tầm bắn 500km.
500km cũng là giới hạn mà Mỹ đặt ra cho các hệ thống tên lửa phóng từ xe phóng di động, trước khi Mỹ rút khỏi hiệp ước INF vào năm 2019.
Theo báo Nga Sputnik, tên lửa PrSM khai hỏa từ hệ thống HIMARS đặt ở thành phố Shostka của Ukraine có thể vươn tới thủ đô Moscow.
Đây là lý do Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov lên tiếng chỉ trích mạnh mẽ, coi Mỹ đang leo thang căng thẳng trực tiếp với Nga. Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov cảnh báo về nguy cơ Nga-Mỹ xung đột quân sự trực tiếp.
Trước mắt, các hệ thống HIMARS được Mỹ chuyển tới Ukraine sẽ không đi kèm với tên lửa dẫn đường tầm xa. Nhưng các bệ phóng tên lửa tầm xa đã có sẵn ở Ukraine là điều Nga hết sức quan ngại.
Tổng thống Mỹ Joe Biden đã khẳng định không cung cấp cho Ukraine các tên lửa có thể được sử dụng để tấn công vào lãnh thổ Nga.
Hôm 1.6, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken nói Mỹ tin rằng Ukraine sẽ không sử dụng các vũ khí hiện đại để tấn công lãnh thổ Nga.
“Ukraine đã cam kết với chúng tôi rằng họ sẽ không sử dụng các hệ thống vũ khí này (HIMARS) để tấn công các mục tiêu trên lãnh thổ Nga”, ông Blinken nói. “Mỹ và Ukraine có mối quan hệ hợp tác tin cậy chặt chẽ”.
Nguồn: [Link nguồn]
Chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden đang cân nhắc trang bị cho Ukraine các máy bay không người lái vũ trang tầm xa hiện đại, có thể mang theo tối đa 8 tên lửa trong một lần xuất...