Lý do Nga gặp khó khăn trong việc đối phó hệ thống HIMARS của Ukraine

Các radar phản pháo của Nga có năng lực hạn chế khi đối phó với các hệ thống pháo phản lực có tầm bắn xa và độ cơ động cao như hệ thống HIMARS do Mỹ cung cấp cho Ukraine.

HIMARS đang là vũ khí hiệu quả nhất mà Mỹ cung cấp cho Ukraine.

HIMARS đang là vũ khí hiệu quả nhất mà Mỹ cung cấp cho Ukraine.

Kể từ khi nhận được các hệ thống pháo phản lực cơ động cao (HIMARS) do Mỹ cung cấp hồi tháng 6, Ukraine đã liên tục tấn công các kho đạn, mạng lưới hậu cần và sở chỉ huy của Nga. Hệ thống HIMARS cũng đóng vai trò quan trọng trong đợt phản công của Ukraine ở phía nam.

Nga đang gặp khó trong việc tìm cách khắc chế các hệ thống HIMARS. Nguyên nhân nằm ở việc các radar phản pháo của Nga có tầm hoạt động hạn chế và không thể nắm bắt được quỹ đạo phóng tên lửa của hệ thống HIMARS, theo báo Mỹ Business Insider.

Samuel Cranny-Evans, chuyên gia thuộc Viện nghiên cứu Lực lượng Hợp thành của Anh, nói radar phản pháo cần phát hiện quả đạn khi nó vừa được phóng lên không lâu để nắm bắt quỹ đạo và đường bay, sau đó xác định ngược trở lại điểm xuất phát.

"Radar phản pháo hoạt động không hiệu quả nếu đối phương khai hỏa từ rất xa, vượt khả năng tính toán của hệ thống", chuyên gia Cranny-Evans nói.

Trong cuộc xung đột ở Ukraine, Nga đang sử dụng radar phản pháo Zoopark-1 với khả năng phát hiện đạn pháo và rocket ở tầm xa 40km. Hệ thống HIMARS có thể tấn công mục tiêu cách 80km.

Ngoài ra, radar phản pháo được thiết lập để phát hiện các quả đạn và rocket bay tới một khu vực với độ cao cụ thể.

Quân đội Mỹ cũng sở hữu các hệ thống radar phản pháo tương tự như Nga.

Quân đội Mỹ cũng sở hữu các hệ thống radar phản pháo tương tự như Nga.

"Radar phản pháo không thể phát hiện được HIMARS phóng rocket trừ khi nó quét đúng nơi và đúng thời điểm", chuyên gia Cranny-Evans nói. "Tôi không cho rằng Nga có đủ radar phản pháo để thiết lập vùng bảo vệ rộng khắp".

Bên cạnh đó, radar phản pháo cũng chỉ có thể cung cấp vị trí khai hỏa gần đúng. Pháo binh sau đó sẽ tiến hành một đợt tập kích diện rộngnhằm loại bỏ mối đe dọa. 

Nhưng HIMARS là hệ thống có độ cơ động cao, kíp vận hành thường sử dụng chiến thuật "bắn và chạy". Quân đội Ukraine cũng thường chỉ sử dụng đồng thời 1-2 xe phóng HIMARS trong mỗi lần chiến đấu nên rất khó để Nga có thể đáp trả chính xác.

Trước khi quả đạn rơi xuống mục tiêu, nhóm binh sĩ Ukraine đã điều khiển xe phóng HIMARS rời đi.

"Quy trình xác định mục tiêu của các lực lượng Nga tương đối chậm.Rất khó để kịp thời đáp trả sau khi hệ thống HIMARS khai hỏa", chuyên gia Cranny-Evans nhận định.

Mỹ sắp có đạn HIMARS tăng gấp đôi tầm bắn, có thể chuyển cho Ukraine

Tập đoàn quốc phòng Mỹ Lockheed Martin gần đây thông báo đạn rocket dẫn đường tăng tầm (ER GMLRS) sử dụng cho hệ thống HIMARS đã hoàn thành bài kiểm tra chất lượng, tiến gần...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - Business Insider ([Tên nguồn])
Xung đột Nga - Ukraine Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN