Lý do Mỹ quyết trục vớt mảnh vỡ khí cầu Trung Quốc dưới biển

Quân đội Mỹ ngày 6/2 đã khởi động sứ mệnh tìm kiếm dưới nước nhằm thu thập các mảnh vỡ khí cầu do thám Trung Quốc. Khí cầu bị chiến đấu cơ F-22 bắn hạ một ngày trước đó.

Vụ bắn hạ Khí cầu Trung Quốc đã tạo ra hàng ngàn mảnh vỡ rơi xuống biển.

Vụ bắn hạ Khí cầu Trung Quốc đã tạo ra hàng ngàn mảnh vỡ rơi xuống biển.

Theo giới chức Mỹ, đây không phải lần đầu tiên khí cầu Trung Quốc xuất hiện trên bầu trời Bắc Mỹ. Vụ việc xảy ra tuần trước là lần đầu tiên Mỹ phát hiện loại khí cầu này.

"Tôi có thể nói rằng trước đây chúng tôi chưa từng phát hiện các khí cầu này", tướng Glen VanHerck, người đứng đầu Bộ tư lệnh Phòng thủ Hàng không Vũ trụ Bắc Mỹ (NORAD) và Bộ tư lệnh phương Bắc của Mỹ, nói. "Đó là lỗ hổng mà chúng tôi sẽ cần phải xác minh, làm rõ".

Lầu Năm Góc hi vọng các mảnh vỡ khí cầu sẽ hé lộ phần nào các hoạt động do thám Mỹ của Trung Quốc. Trong thông điệp vào tuần trước, Bắc Kinh khẳng định đây là khí cầu dân sự và việc bay lạc sang lãnh thổ Mỹ là điều bất khả kháng.

Trong tuyên bố ngày 6/2, tướng VanHerck nói quân đội "đã thu thập phần lớn các mảnh vỡ khí cầu trôi nổi trên mặt biển ở Đại Tây Dương. Hải quân Mỹ đang tập trung tìm kiếm các mảnh vỡ dưới biển.

Phạm vi tìm kiếm ở khu vực rộng gấp 225 lần diện tích sân bóng đá. Các mảnh vỡ ước tính nằm ở độ sâu 15 mét dưới nước. 10 giờ sáng ngày 6/2 (giờ địa phương), các thợ lặn hải quân Mỹ đã huy động thiết bị lặn không người lái để xác minh vị trí các mảnh vỡ.

Tàu khảo sát hải dương học USS Pathfinder hoạt động trong khu vực cũng lập bản đồ địa hình dưới biển bằng thiết bị thu sóng âm (sonar) có công suất cao.

Tướng VanHerck nói khí cầu Trung Quốc có kích thước lớn, tải trọng tương đương máy bay. "Không chỉ hàng trăm, mà có tới hàng ngàn mảnh vỡ rơi xuống nước", tướng VanHerck nói thêm.

Việc thu hồi các mảnh vỡ rất phức tạp do có thể có các các vật liệu nguy hiểm như các vật liệu dùng để chế tạo pin hoặc vật liệu có thể gây nổ. Tướng VanHerck nói Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) đang hỗ trợ trục vớt “dưới sự chỉ đạo của các cơ quan phản gián”.

Phát ngôn viên Hội đồng An ninh Quốc gia Nhà Trắng, John Kirby nói, Mỹ muốn xác minh năng lực do thám của Trung Quốc trong 4 ngày khí cầu hiện diện trên bầu trời Mỹ.

"Chúng tôi muốn hiểu rõ hơn về năng lực của loại khí cầu này và liệu Trung Quốc muốn làm gì với nó", ông Kirby nói với các phóng viên.

Khí cầu Trung Quốc thứ 2 bay ở châu Mỹ: Bắc Kinh lên tiếng

Bộ Ngoại giao Trung Quốc xác nhận một khí cầu khác của nước này đang bay ở Mỹ Latinh.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - TIME ([Tên nguồn])
Quan hệ Mỹ - Trung Quốc Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN