Lý do Mỹ đưa tên lửa phòng không uy lực đến quốc gia đồng minh giáp biên giới Nga

Hai hệ thống tên lửa phòng không Mỹ chuyển tới Ba Lan trong tuần này là một phần trong mạng lưới vũ khí mà quân đội Mỹ đã phụ thuộc rất nhiều trong 40 năm qua.

Tên lửa Patriot khai hỏa trong một cuộc tập trận.

Tên lửa Patriot khai hỏa trong một cuộc tập trận.

Hôm 10.3, phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris thông báo về việc đưa hai hệ thống tên lửa Patriot tới Ba Lan, trong chuyến thăm quốc gia này.

Ba Lan là quốc gia thành viên NATO, có vị trí đặc biệt khi phía đông giáp Ukraine và Belarus, phía bắc giáp Kaliningrad của Nga.

Patriot là hệ thống phòng không được thiết kế để đối phó và phá hủy tên lửa đạn đạo tầm ngắn, các máy bay chiến đấu và tên lửa hành trình.

Một hệ thống Patriot bao gồm tên lửa, xe phóng, trạm radar và trạm kiểm soát. Mỹ khẳng định việc đưa tên lửa Patriot tới Ba Lan nhằm mục đích phòng vệ.

“Việc triển khai vũ khí phòng vệ này nhằm đối phó các mối đe dọa tiềm tàng đối với Mỹ và các đồng minh NATO”, Đại úy Adam Miller, phát ngôn viên của Bộ Tư lệnh Châu Âu của Mỹ, nói.

Mỹ khẳng định không đưa tên lửa Patriot đến Ba Lan chỉ vì một sự kiện, một vấn đề hay một hành động nào đó do Nga gây ra.

Các tên lửa Patriot được Mỹ chuyển từ Đức tới căn cứ ở Ba Lan.

Wesley Clark, cựu tướng Mỹ từng là tư lệnh lực lượng NATO, đánh giá đây là quyết định “thận trọng” của Washington.

Theo ông Clark, tên lửa Patriot ở Ba Lan có thể đánh chặn rất nhiều tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình phóng từ Nga và Belarus.

“Trong trường hợp căng thẳng leo thang, các tên lửa Patriot ở Ba Lan rất phù hợp để đánh chặn tên lửa Nga”, ông Clark nói. Động thái của Mỹ cũng là lời trấn an với Ba Lan, khi quốc gia này lo ngại xung đột có thể vượt qua ranh giới ở Ukraine”.

Tên lửa Patriot lần đầu tiên được Mỹ đưa vào sử dụng từ năm 1982, từng xuất hiện trong chiến tranh vùng Vịnh.

Đây là hệ thống phòng không đầu tiên đánh chặn thành công một tên lửa đạn đạo. Tên lửa Patriot cũng được Mỹ sử dụng trong chiến tranh Iraq năm 2003, đánh chặn thành công 9 tên lửa, nhưng cũng gây ra một vài vụ bắn nhầm.

Trong những năm gần đây, mỗi khi căng thẳng Triều Tiên hay Iran leo thang, Mỹ lại đưa tên lửa Patriot tới Ả Rập Saudi và Hàn Quốc.

Hồi đầu năm nay, các tên lửa Patriot do Mỹ đặt ở Các tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE), đã đánh chặn một số tên lửa do phiến quân Houthi phóng về hướng căn cứ Mỹ.

Năm 2019, Lầu Năm Góc công bố báo cáo cho biết có 33 hệ thống Patriot đặt ở Mỹ và 27 hệ thống được đặt ở nước ngoài. Nhiều đồng minh của Mỹ như Đức, Nhật Bản, Israel đã mua tên lửa Patriot.

Đề nghị ”sốc” của Ba Lan khi Mỹ muốn đồng minh đưa tiêm kích MiG-29 cho Ukraine

Trước sức ép của Mỹ về việc chuyển giao các tiêm kích MiG-29 cho Ukraine, Ba Lan ngày 8.3 ra thông báo sẵn sàng giao hết cho Mỹ để Washington chuyển tới Kiev.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - CNN ([Tên nguồn])
Xung đột Nga - Ukraine Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN