Lý do Kim Jong-un được "yên thân" phát triển hạt nhân cực mạnh

Hơn 60 năm kể từ thời Chiến tranh Triều Tiên, Bình Nhưỡng tiếp tục khai thác mối quan hệ song phương quan trọng nhất trên thế giới.

Lý do Kim Jong-un được "yên thân" phát triển hạt nhân cực mạnh - 1

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tiếp tục khoét sâu vào mâu thuẫn mà Tổng thống Mỹ Donald Trump chưa thể giải quyết với Trung Quốc.

Theo tờ Bưu điện Hoa nam Buổi sáng (SCMP), Mỹ và Trung Quốc, cùng với nhiều quốc gia khác, đều thống nhất quan điểm rằng, cần phải phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên.

Nhưng hai cường quốc có nền kinh tế hàng đầu thế giới, một bên là “kẻ thù lớn nhất” của Triều Tiên và bên kia là đồng minh thân cận nhất của Triều Tiên, lại không ngừng mâu thuẫn về cách tiếp cận vấn đề.

Tuần trước, Hội đồng bảo An Liên Hợp Quốc áp đặt lệnh trừng phạt thứ 9, nhằm vào hoạt động nhập khẩu dầu mỏ của Triều Tiên. Lệnh trừng phạt cũng là phép thử trong cách giải quyết vấn đề hạt nhân Triều Tiên, vấn đề này được cho là nghiêm trọng nhất kể từ Khủng hoảng Cuba năm 1962.

Tổng thống Mỹ Donald Trump từng nói Trung Quốc có thể dễ dàng ngừng chương trình hạt nhân Triều Tiên nếu Bắc Kinh đồng ý phong tỏa kinh tế Bình Nhưỡng.

Tuy vậy, Trung Quốc nói Mỹ mới là nước phải đơn phương giải quyết vấn đề. Điều mà Washington muốn là nỗ lực toàn diện để buộc Triều Tiên phải ngừng phát triển vũ khí hạt nhân, còn Trung Quốc muốn tháo gỡ căng thẳng, đưa các bên trở lại bàn đàm phán.

Theo cách giải quyết hai chiều như vậy, Trung Quốc luôn kêu gọi Mỹ và Hàn Quốc ngừng gây hấn bằng các cuộc tập trận quân sự, để đổi lấy việc Triều Tiên ngừng thử hạt nhân. Nhưng Mỹ không tin vào cách tiếp cận này, đặc biệt trước một nhà lãnh đạo khó có thể lường trước như Kim Jong-un.

Lý do Kim Jong-un được "yên thân" phát triển hạt nhân cực mạnh - 2

Tổng thống Mỹ Donald Trump trong cuộc gặp với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ở Florida, Mỹ.

Kết quả của lệnh cấm vận hồi tuần trước cho thấy Nga và Trung Quốc vẫn mâu thuẫn mạnh mẽ với Mỹ và đồng minh. Bằng chứng là Washington đã phải thay đổi rất nhiều điều khoản trong nghị quyết mới được Bắc Kinh và Moscow đồng ý.

Bên cạnh đó, câu hỏi quan trọng hơn là liệu Trung Quốc có tôn trọng lệnh cấm vận hay không. Vấn đề này càng rõ ràng hơn khi chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đe dọa sẽ trừng phạt cá nhân và công ty Trung Quốc.

Theo cây viết Cary Huang trên SCMP, Trung Quốc hiểu rằng lệnh cấm vận toàn diện nhằm vào dầu mỏ chỉ kéo Triều Tiên vào chiến tranh, giống như những gì xảy ra với Nhật Bản trong Thế chiến 2.

Thế giới có thể sẽ phải sống chung với mối đe dọa hạt nhân, trong bối cảnh hai cường quốc không thể tìm được sự đồng thuận về vấn đề Triều Tiên.

Kể từ sau Thế chiến 2, Triều Tiên đã trở thành mấu chốt quan trọng trong quan hệ Mỹ-Trung. Cuộc chiến tranh Triều Tiên năm 1950 từng đưa Mỹ và Trung Quốc trở thành kẻ thù trong giai đoạn đầu Chiến tranh Lạnh.

Và giờ đây, nhà lãnh đạo Kim Jong-un, thế hệ lãnh đạo thứ 3 của gia tộc Kim, tiếp tục nối bước cha ông, khai thác sự ngờ vực giữa hai cường quốc thế giới để tiếp tục hướng đi riêng, đưa Triều Tiên trở thành cường quốc hạt nhân.

Bất ngờ: Kim Jong-un đưa kinh tế Triều Tiên phát triển ngoạn mục

Nền kinh tế Triều Tiên đang ngày càng phát triển, nâng cao tiêu chuẩn sống của người dân, khiến mọi nỗ lực cấm vận...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - SCMP ([Tên nguồn])
Kim Jong Un Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN