Lý do khiến Mỹ đổi thái độ về việc cung cấp chiến đấu cơ F-16 cho Ukraine

Washington có nguy cơ sẽ rạn nứt với các đồng minh châu Âu nếu quá lưỡng lự chuyện cung cấp tiêm kích F-16 cho Ukraine, một vấn đề dự kiến sẽ được bàn đến bên lề Hội nghị thượng đỉnh G7 tại Nhật Bản.

Tổng thống Mỹ Joe Biden và Tổng thống Ukraine Volodymir Zelensky. (Ảnh: Reuters)

Tổng thống Mỹ Joe Biden và Tổng thống Ukraine Volodymir Zelensky. (Ảnh: Reuters)

Tuần trước, sau chuyến thăm châu Âu của Tổng thống Ukraine Volodymir Zelensky, Anh và Hà Lan cho biết họ sẽ thành lập một “liên minh quốc tế” để mua F-16 và huấn luyện phi công cho Ukraine.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cũng tuyên bố không có “điều cấm kỵ nào” trong việc huấn luyện phi công Ukraine tại Pháp, khiến trọng tâm chuyển sang Mỹ, vì Washington cần đồng ý trước khi các đồng minh chuyển bất kỳ chiếc F-16 nào cho Ukraine.

Tuy nhiên, phản ứng của Mỹ chuyển từ tiêu cực sang không nhiệt tình. Khi được hỏi về việc cung cấp F-16, một quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ phát biểu ngày 18/5: “Chúng tôi muốn bảo đảm rằng những khí tài mà chúng tôi nêu với các đối tác Ukraine đều có tác động lớn nhất, và họ có thể sử dụng ngay bây giờ”.

Tổng thống Mỹ Joe Biden trước đây đã thẳng thắn gạt bỏ khả năng cung cấp F-16 cho Ukraine, với lý do là cần mất nhiều tháng để huấn luyện phi công và lực lượng hỗ trợ mặt đất, và việc cung cấp phương tiện này cho Kiev có thể bị hiểu là hành động leo thang.

Ông Zelensky dự kiến sẽ phát biểu tại thượng đỉnh G7 ngày 19/5 ở Hiroshima, Nhật Bản. Có thể ông sẽ nêu vấn đề máy bay F-16, dù chắc chắn sẽ thận trọng để tránh làm nhà lãnh đạo Mỹ mất mặt trong cuộc họp với lãnh đạo các nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Ukraine đang cực kỳ muốn có thêm sức mạnh trên không, khi nước này đang chuẩn bị cho chiến dịch phản công lớn. Không quân quy mô nhỏ và lạc hậu của Ukraine chỉ có thể thực hiện khoảng chục chuyến bay mỗi ngày và không thể chấp nhận rủi ro thiệt hại quá nặng trên chiến trường.

Phát ngôn viên Không quân Ukraine Yuri Ihnat khẳng định Kiev sẽ thận trọng với bất kỳ máy bay nào của phương Tây.

“Chúng tôi sẽ không dùng F-16 để tấn công lãnh thổ Nga. Nhưng lãnh thổ của Ukraine mà Nga đang kiểm soát thì có. Chúng tôi cũng cần chúng để tuần tra biên giới và giữ Không quân Nga ở xa”.

Phải mất ít nhất 3 hoặc 6 tháng để huấn luyện phi công và lực lượng hỗ trợ mặt đất cho F-16. Kiev đang chuẩn bị danh sách các phi công tiềm năng và dạy tiếng Anh để họ có thể bắt đầu tiếp nhận huấn luyện, ông Ihnat cho biết.

Kế hoạch này đang diễn ra chậm. Sir Richard Knightton, tư lệnh sắp nhận nhiệm vụ của Không quân Hoàng gia Anh, nói với các nghị sĩ nước này rằng kế hoạch chi tiết vẫn chưa được thống nhất. New York Times đưa tin rằng các phi công Ukraine chưa được Mỹ cho phép tiếp nhận huấn luyện từ quân đội châu Âu.

Một lợi thế với Ukraine là hiện có khoảng 3.000 chiếc F-16 đang phục vụ tại 25 quốc gia, trong đó có nhiều quốc gia nhỏ ở châu Âu như Hà Lan. Tuy nhiên, Anh, Pháp và Đức không sử dụng dòng này, nên họ chỉ có thể giúp huấn luyện và cung cấp một số dịch vụ liên quan.

Bộ trưởng Quốc phòng Anh Ben Wallace phát biểu khi đang thăm Berlin ngày 18/5: “Tùy Nhà Trắng quyết định việc có cung cấp công nghệ đó không”. Ông cũng nói rằng ông không nghĩ F-16 là “cây gậy thần” cho những nhu cầu của Ukraine trên chiến trường, vì sẽ mất thời gian dài để thực hiện việc cung cấp.

Ông Wallace cũng xác nhận rằng Ukraine đã sử dụng tên lửa tầm xa Storm Shadow, lần đầu tiên kể từ khi Anh thông báo cung cấp vũ khí này.

Anh, Đức gây sức ép để Mỹ chuyển tiêm kích F-16 cho Ukraine

Giới chức Anh và Đức đã kêu gọi Mỹ đưa ra quyết định về việc viện trợ máy bay chiến đấu cho Kiev khi xung đột Nga-Ukraine kéo dài.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Bình Giang Guardian ([Tên nguồn])
Tin tức Mỹ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN