Lý do dù lo ngại Covid-19, Thụy Điển vẫn “một mình chống dịch một kiểu”
Thụy Điển gần đây bác bỏ quan điểm cho rằng nước này phản ứng hời hợt với đại dịch Covid-19 và cũng không cho rằng cuộc sống của người dân diễn ra bình thường khi đã có hơn 6.830 ca nhiễm.
Trong số các quốc gia châu Âu, Thụy Điển hiện là nước hiếm hoi gần như không hạn chế hoạt động của người dân giữa đại dịch Covid-19.
Nhiều kênh truyền thông trên thế giới cho rằng Thụy Điển đang “đánh cược” với mạng sống của người dân.
Các trường học vẫn mở cửa cho học sinh dưới 16 tuổi, nhà hàng vẫn hoạt động, người dân được tùy ý đi lại, làm việc. Thụy Điển hiện chưa ban hành bất cứ quy định chính thức nào về giãn cách xã hội, chỉ nêu chung chung rằng người dân nên giữ khoảng cách với nhau.
Hôm 5.4, Thủ tướng Thụy Điển Stefan Lofven cảnh báo hàng nghìn người có thể tử vong vì Covid-19 và cho rằng, cuộc khủng hoảng dịch bệnh tại nước này có thể kéo dài hàng tháng chứ không thể chấm dứt sau vài tuần.
Người dân Stockholm đã hạn chế ra đường hơn trước.
Chính quyền của ông Lofven đang muốn áp đặt các biện pháp siết chặt hơn để kiểm soát dịch bệnh.
Theo Forbes, có nhiều lý do để giải thích cho việc Thụy Điển có lo ngại về đại dịch Covid-19, nhưng lại đối phó với dịch bệnh theo cách “chẳng giống ai”.
Thứ nhất, người dân Thụy Điển có tinh thần tự giác cao và tin tưởng vào chính phủ. Nhiều người đã chủ động làm việc tại nhà, hạn chế ra đường nếu không cần thiết, giảm tần suất sử dụng phương tiện công cộng.
Dĩ nhiên là cảnh tượng trên đường phố Thụy Điển không thể vắng lặng như các quốc gia áp đặt quy định nghiêm ngặt hơn. Thụy Điển cũng khuyến cáo những người trên 70 tuổi nên ở nhà, dù rằng vẫn còn một bộ phận vẫn tự nhiên ra ngoài mua sắm hay đi dạo.
Thứ hai, Anders Tegnell, nhà dịch tễ học hàng đầu Thụy Điển, cho rằng “không ai biết phương pháp chống dịch nào có hiệu quả và ít gây ảnh hưởng nhất, nên tiếp cận một cách nhẹ nhàng hơn chưa chắc đã là điều tồi tệ”.
Thủ tướng Thụy Điển Stefan Lofven.
Ông Tegnell cho rằng nếu hệ thống y tế Thụy Điển không quá tải, không có gì phải lo lắng. “Giảm tốc độ lây nhiễm là điều quan trọng, nhưng áp dụng các biện pháp cứng rắn nhất cũng chưa chắc đã hợp lý”.
Ở một khía cạnh nào đó, cách chống dịch của Thụy Điển khá giống với Đức. Quốc gia có nền kinh tế hàng đầu châu Âu yêu cầu người dân chỉ ra khỏi nhà làm các việc thiết yếu, không tụ tập quá 2 người, giữ khoảng cách tối thiểu 1,5m nơi công cộng. Mỗi bang của Đức có quyền đưa ra các biện pháp nghiêm ngặt hoặc nới lỏng hơn
Thứ ba, Bộ trưởng Y tế Thụy Điển Lena Hallengren khẳng định, “không, không có chuyện mọi thứ ở Thụy Điển vẫn như bình thường”. Bà Hallengren cho rằng: “Người dân cần phải sống có trách nhiệm, không chỉ với bản thân mà cả với cộng đồng. Điều này áp dụng ở cả trường hợp thông thường và khẩn cấp”.
Giới chức Thụy Điển ước tính số người tụ tập ở trung tâm thành phố sẽ giảm tới 70% và một phần ba số dân ở thủ đô Stockholm đã chuyển sang làm việc tại nhà.
Bộ Y tế khuyến cáo về việc cách ly, theo dõi sức khỏe trong phòng chống Covid-19: - Đối với những người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Phải cách ly ngay tại cơ sở y tế trong vòng 14 ngày, đồng thời lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm. - Đối với người tiếp xúc với người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú, cư trú trong vòng 14 ngày và thông báo với chính quyền cơ sở (phường, xã, thị trấn) và phải theo dõi chặt chẽ tình hình sức khỏe. Nếu thấy có biểu hiện sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi, mệt mỏi, ớn lạnh hoặc khó thở thì lập tức cho cách ly ngay tại cơ sở y tế và lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm. - Thường xuyên đeo khẩu trang, che miệng khi ho, hắt hơi. - Rửa tay bằng xà phòng liên tục để tránh nguy cơ lây truyền bệnh cho những người khác. - Chia sẻ lịch trình di chuyển của bản thân với nhân viên y tế. - Gọi ngay đến đường dây nóng thông báo thông tin: 19003228 và 19009095. |
Có nhiều dấu hiệu cho thấy tỷ lệ tử vong do Covid-19 tại Thụy Điển đang tăng nhanh hơn so với các quốc gia khác cùng khu...
Nguồn: [Link nguồn]