Lựu pháo M777 lộ diện điểm yếu trên chiến trường Ukraine khiến Lầu Năm Góc “đau đầu”

Lựu pháo M777 mà Mỹ cung cấp cho quân đội Ukraine đang tỏ ra không đáp ứng được yêu cầu chiến đấu với cường độ cao, dẫn đến suy giảm đáng kể khả năng chiến đấu.

Lựu pháo M777 đang tỏ ra không phù hợp với cường độ giao tranh ở Ukraine.

Lựu pháo M777 đang tỏ ra không phù hợp với cường độ giao tranh ở Ukraine.

Binh sĩ Ukraine bắn hàng ngàn quả đạn pháo mỗi ngày trong xung đột với Nga, sử dụng lựu pháo hạng nặng do Mỹ và đồng minh cung cấp.

Các vũ khí hiện bị hao mòn đáng kể, liên tục gặp hư hỏng do tính chất căng thẳng của cuộc xung đột và quân đội Ukraine sử dụng quá mức. Rất nhiều lựu pháo do Mỹ cung cấp cần được đưa khỏi chiến trường để sửa chữa, các quan chức Mỹ giấu tên tiết lộ.

Thay nòng pháo dài 6 mét và nặng hàng ngàn kg là điều vượt quá khả năng của các binh sĩ trên chiến trường. Đây đang là vấn đề ưu tiên giải quyết hàng đầu của Bộ Tư lệnh châu Âu.

Theo New York Times, giữ cho các vũ khí Mỹ và phương Tây cung cấp được vận hành liên tục, đảm bảo tiêu chuẩn chiến đấu ở Ukraine là điều quan trọng không kém cung cấp đạn được, nhiên liệu.

Mỹ đã mở xưởng sửa chữa vũ khí chuyên dụng ở Ba Lan – thông tin trước đây chưa từng được công bố. Hoạt động này đã diễn ra trong nhiều tháng qua.

Tình trạng chiến đấu của vũ khí ở Ukraine là điều mà giới chức quân đội Mỹ liên tục trao đổi trong các cuộc họp bí mật, New York Times cho biết.

“Chúng tôi có trách nhiệm đảm bảo cung cấp hoạt động bảo trì, bảo dưỡng kịp thời để duy trì năng lực chiến đấu của các vũ khí cung cấp cho Ukraine”, trung tá Daniel Day, phát ngôn viên Bộ Tư lệnh châu Âu của Mỹ, nói.

Lầu Năm Góc cho đến nay đã chuyển cho Ukraine 142 lựu pháo M777, đủ để trang bị cho 8 tiểu đoàn. Quân đội Ukraine sử dụng lựu pháo M777 trong mọi nhiệm vụ tác chiến, từ tấn công đối phương bằng đạn pháo 155mm, cho tới tấn công sở chỉ huy đối phương bằng đạn pháo dẫn đường chính xác và thậm chí sử dụng để rải mìn chống tăng từ xa.

Mỹ thiết kế lựu pháo M777 với mục đích giảm trọng lượng, tăng sự cơ động, nhưng kém bền bỉ hơn và không phù hợp để sử dụng với cường độ cao.

Mỹ thiết kế lựu pháo M777 với mục đích giảm trọng lượng, tăng sự cơ động, nhưng kém bền bỉ hơn và không phù hợp để sử dụng với cường độ cao.

Bên cạnh 142 lựu pháo M777, Mỹ cũng đã cung cấp cho Ukraine hơn 1 triệu quả đạn pháo. Một vấn đề xuất hiện trên chiến trường là việc quân đội Ukraine sử dụng đạn pháo không phải của Mỹ, khiến lựu phóa M777 hao mòn nhanh hơn so với bình thường, quan chức Mỹ giấu tên nói.

“Không ngạc nhiên khi những vũ khí này gặp vấn đề về bảo trì. Các vũ khí được Mỹ và đồng minh chuyển cho Ukraine một cách gấp rút dẫn đến thiếu sự hỗ trợ đầy đủ, mức độ sử dụng cường độ cao cũng gây hao mòn rất nhanh”, Rob Lee, chuyên gia quân sự tại Viện Nghiên cứu Chính sách Đối ngoại, nói.

Pháo phản lực HIMARS gần như không gặp vấn đề trong bảo trì bảo dưỡng do cơ chế phóng tên lửa dạng module giúp thay thế bệ phóng dễ dàng. Nhưng lựu pháo như M777 lại khác. Mỗi lần khai hỏa đạn pháo sẽ làm hao mòn các linh kiện cơ khí bên trong.

Binh sĩ Ukraine cũng thường xuyên sử dụng đạn pháo có liều phóng cao để bắn đạn đi xa, càng làm lựu pháo M777 hao mòn nhanh hơn do tạo ra nhiệt lớn hơn, khiến nòng pháo nhanh biến dạng hơn.

Một vấn đề mà binh sĩ Ukraine bắt đầu nhận thấy là lựu pháo M777 bị giảm đáng kể độ chính xác hoặc bắn đạn pháo không bay xa như dự tính. Tất cả đều do hao mòn, thiếu sự bảo trì, bảo dưỡng thường xuyên, theo New York Times.

Ngoài ra, vấn đề còn nằm ở thiết kế. Mỹ chế tạo lựu pháo M777 sử dụng vật liệu titan, nhẹ hơn đáng kể so với thép nhưng độ cứng tương đương. Điều này giúp vũ khí có thể dễ dàng vận chuyển và lắp đặt. Nhược điểm là kém bền bỉ hơn, không phù hợp để sử dụng với cường độ cao, cần được bảo dưỡng và bảo trì thường xuyên.

Đây là lợi thế của Mỹ khi đưa lựu pháo M777 vào chiến trường Iraq và Afghanistan. Khi đó, lựu pháo M777 chỉ đóng vai trò hỗ trợ, bắn đạn pháo một cách giới hạn nên không gặp vấn đề lớn.

Quân đội Mỹ cũng có lần nhận ra lựu pháo M777 không phù hợp để sử dụng trong các cuộc giao tranh với cường độ cao như ở Ukraine. Năm 2017, trong cuộc chiến chống khủng bố IS, nhóm binh sĩ Mỹ chiến đấu ở Syria đã bắn 20.000 quả đạn pháo trong 5 tháng từ 4 lựu pháo M777, gấp 55 lần so với cường độ khuyến nghị.

Kết quả là lựu pháo M777 bị hao mòn đến mức không thể sử dụng được nữa và được thay thế bằng các khẩu pháo dự trữ.

Ở Ukraine, nếu một khẩu pháo bị hư hại, những khẩu pháo khác sẽ phải bắn nhiều hơn để duy trì hỏa lực và càng gây hao mòn lớn hơn, theo New York Times.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - New York Times ([Tên nguồn])
Xung đột Nga - Ukraine Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN