Lực lượng biệt kích Ấn Độ chạm trán lính Trung Quốc ở biên giới tinh nhuệ ra sao?

Hồi đầu tuần này, Ấn Độ cáo buộc quân đội Trung Quốc cố gắng vượt qua biên giới ở bờ nam của hồ Pangong Tso với mục đích làm thay đổi hiện trạng vùng tranh chấp. Các lực lượng vũ trang Ấn Độ tuyên bố họ đã chặn đứng âm mưu này.

Đoàn xe quân sự Ấn Độ tăng viện đến vùng Ladakh hôm 31.8.

Đoàn xe quân sự Ấn Độ tăng viện đến vùng Ladakh hôm 31.8.

Theo truyền thông Ấn Độ, vào đêm ngày 29.8 - rạng sáng ngày 30.8, khoảng 500 binh sĩ Trung Quốc đã có cuộc xô xát bằng tay không kéo dài 3 tiếng đồng hồ với lính biệt kích Ấn Độ.

Cả quân đội Ấn Độ và Trung Quốc không công bố thương vong trong cuộc đụng độ mới nhất. Namgyal Dolkar Lhagyari, một thành viên của cơ quan lập pháp Tây Tạng đang sống lưu vong, tiết lộ rằng có một binh sĩ Ấn Độ gốc Tây Tạng hi sinh.

Binh sĩ hi sinh thuộc lực lượng Biên giới Đặc biệt (SFF) hay còn được gọi là tiểu đoàn Vikas. Đây là lực lượng biệt kích tinh nhuệ, được tuyển mộ từ cộng đồng người tị nạn Tây Tạng, có ý chí cao trong việc bảo vệ chủ quyền biên giới Ấn Độ.

Theo India Today, những toán lính biệt kích SFF được giao nhiệm vụ chốt chặn tại các cao điểm thuộc Đường Kiểm soát Thực tế (LAC) ở vùng Ladakh, nhằm ngăn chặn mọi hành động xâm lấn của quân đội Trung Quốc.

SFF là lực lượng ra đời ngay sau chiến tranh biên giới Trung - Ấn năm 1962. Đơn vị ban đầu chỉ bao gồm người Tây Tạng, nhưng nay được bổ sung cả người thiểu số Gurkha gốc Nepal. Ngày nay, đơn vị biệt kích tinh nhuệ Ấn Độ được gọi là lực lượng Biên giới Đặc biệt (SFF), không trực thuộc quân đội và do một sỹ quan chỉ huy mang hàm thiếu tướng chỉ huy.

Lần hiếm hoi lực lượng biệt kích tinh nhuệ của Ấn Độ công khai xuất hiện.

Lần hiếm hoi lực lượng biệt kích tinh nhuệ của Ấn Độ công khai xuất hiện.

Đơn vị này có cấp bậc riêng tương đương với cấp bậc của quân đội. Lính biệt kích SFF chuyên thực hiện các nhiệm vụ đặc biệt ở vùng núi giáp biên giới Trung Quốc mà các lực lượng đặc nhiệm khác không thể chiến đấu hiệu quả bằng.

SFF có những khóa huấn luyện riêng, yêu cầu các lính biệt kích phải thuần thục khả năng leo trèo, phải có thể lực tốt khi thực hiện nhiệm vụ chiến đấu ở vùng núi suốt nhiều ngày.

Năm 1971, SFF đóng vai trò quan trọng vào chiến thắng của quân đội Ấn Độ trước Pakistan. Đa số các nhiệm vụ mà biệt kích SFF tham gia đều là bí mật, nên chi tiết không được công khai, theo India Today.

Trong cuộc chiến năm 1971, biệt kích SFF hoạt động trên vùng đồi Chittagong ở Đông Pakistan (nay là Bangladesh) để vô hiệu hóa các cứ điểm của quân đội Pakistan và giúp binh sĩ Ấn Độ tiến công.

Trong Chiến dịch Đại bàng, các biệt kích SFF được trực thăng đưa vào sâu trong phòng tuyến của đối phương để phá hủy đường dây liên lạc. Biệt kích SFF cũng chặn đường rút lui của binh sĩ Pakistan sang Myanmar.

Ước tính có 3.000 lính biệt kích SFF đã tham gia vào các nhiệm vụ bí mật ở vùng Đông Pakistan năm 1971. Không ít người đã được trao huân chương vì sự dũng cảm trong chiến đấu.

Trong cuộc đụng độ mới nhất, biệt kích SFF không những xuất sắc đẩy lùi 500 lính Trung Quốc mà còn phản công, chiếm được một đồn của Trung Quốc ở gần vùng đồi của Hồ Pangong Tso vào sáng sớm ngày 30.8, một quan chức Ấn Độ giấu tên cho biết.

Sau cuộc đụng độ, Bắc Kinh tố binh sĩ Ấn Độ đang chiếm giữ đất của Trung Quốc. "Động thái của Ấn Độ đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Trung Quốc, làm tổn hại hòa bình và ổn định ở vùng biên giới Trung-Ấn. Trung Quốc phản đối mạnh mẽ hành vi này," Zhang Shuili, phát ngôn viên của Bộ tư lệnh Chiến khu miền Tây thuộc quân đội Trung Quốc, tuyên bố.

Binh sĩ Ấn Độ thiệt mạng trong đụng độ: TQ nói không, Delhi im lặng “giáng đòn”

Sau những diễn biến căng thẳng mới nhất ở khu vực Ladakh, Đường kiểm soát thực tế (LAC), Trung Quốc tuyên bố, không hề...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - Tổng hợp ([Tên nguồn])
Căng thẳng Trung Quốc - Ấn Độ Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN