Lũ lụt: Thách thức mới đối với lãnh đạo Trung Quốc
Báo The New York Times nhận định lũ lụt xảy ra ở Trung Quốc năm nay không phải là một thảm họa thiên nhiên đơn lẻ mà là nhiều trận lũ nhỏ đến từ từ, gây ngập lụt và thiệt hại to lớn về người và của.
Nước này đang bước sang tháng thứ ba của đợt lũ lụt kinh hoàng.
Hôm 18-8, Chủ tịch Tập Cận Bình phát biểu sau chuyến thăm An Huy, tỉnh bị ngập lụt ở hạ lưu đập Tam Hiệp: "Đất nước chúng ta đã chống chọi với thiên tai hàng ngàn năm, thu được nhiều kinh nghiệm quý giá. Chúng ta cần tiếp tục chiến đấu. Nỗ lực cứu trợ thiên tai của Trung Quốc là phép thử thực tế đối với bộ máy lãnh đạo và chỉ huy quân đội chúng ta". Ông đã gặp gỡ thân nhân của 3 người thiệt mạng khi chiến đấu với lũ lụt, trò chuyện với thành viên Quân Giải phóng Nhân dân và Cảnh sát Vũ trang Nhân dân, những người tham gia công tác cứu trợ.
Trong khi đó, Thủ tướng Lý Khắc Cường đến thăm TP Trùng Khánh, kiểm tra công tác chuẩn bị và đưa ra chỉ thị trước đợt lũ lụt thứ sáu tiềm tàng có thể xảy ra vào tháng 9 tới nếu mưa lớn không thuyên giảm.
Di tản cư dân ở phía Tây Nam TP Trùng Khánh bị ảnh hưởng bởi lũ lụt nghiêm trọng. Ảnh: TÂN HOA XÃ
Việc hai nhà lãnh đạo Trung Quốc xuất hiện trước công chúng tại các khu vực bị lũ lụt tàn phá nặng chỉ ra mức độ nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng lần này. Lũ lụt cũng giáng một đòn khác vào nền kinh tế Trung Quốc đang tìm cách phục hồi sau đại dịch Covid-19. Dù chính quyền Bắc Kinh cố gắng trấn an người dân rằng họ sẽ làm tất cả để giải quyết cuộc khủng hoảng nhưng số liệu về thiệt hại khiến người dân không khỏi bất an, đặc biệt là khi lũ lụt chia thành từng đợt nhỏ làm sông Dương Tử tràn bờ 5 lần kể từ đầu năm.
Mưa lớn thường xảy ra ở miền Nam Trung Quốc vào mùa hè nhưng năm nay mưa nhiều và kéo dài hơn bình thường. Tuần trước, Bộ Quản lý Khẩn cấp Trung Quốc thống kê lũ lụt gây thiệt hại kinh tế gần 180 tỉ nhân dân tệ (26 tỉ USD), ảnh hưởng 63 triệu người, phá hủy 54.000 ngôi nhà và khiến 219 người chết hoặc mất tích.
Một người dân ở Trùng Khánh cho biết nhiều doanh nghiệp thiệt hại nặng vì phải chống chọi với đại dịch Covid-19 trong nửa đầu năm và lũ lụt trong nửa cuối năm. Chính bởi điều này, nhà phân tích chính trị Ngô Cường ở Bắc Kinh nói với The New York Times: "Người dân Trung Quốc sẽ đặt câu hỏi trước những thảm họa tự nhiên và nhân tạo liên tục trong năm nay, thậm chí đặt câu hỏi về mô hình quản trị của Trung Quốc và tính hiệu quả". Có lẽ không phải ngẫu nhiên mà ông Tập công bố chiến dịch chống lãng phí thực phẩm trong bối cảnh lũ lụt.
Một điểm đáng chú ý trong cuộc khủng hoảng lũ lụt ở Trung Quốc năm nay là đập Tam Hiệp nằm trên sông Dương Tử. Hôm 20-8, lưu lượng nước đổ vào hồ chứa Tam Hiệp đạt mức 75.000 m3/giây, phá vỡ kỷ lục 61.000 m3/giây hồi tháng trước. Mặc dù các quan chức Bộ Thủy lợi và Tập đoàn Tam Hiệp tuyên bố con đập không gặp nguy hiểm nhưng mực nước hồ chứa đã đạt đến mức tối đa. Theo Tân Hoa Xã, áp lực kiểm soát lũ lụt ở trung và hạ lưu sông Dương Tử đã được giảm bớt. Tuy nhiên, một con sông khác của Trung Quốc là Hoàng Hà đang oằn mình trước tình hình lũ lụt nghiêm trọng. Bộ Thủy lợi Trung Quốc hôm 21-8 thông báo mực nước sông Hoàng Hà đoạn qua tỉnh Thiểm Tây đã đạt mức cao nhất kể từ năm 1997. Ngoài ra, gần 700 con sông và nhánh sông nhỏ hơn trên cả nước cũng bị ngập lụt, gây sức ép lên các con đập và hệ thống đê điều cũ.
Mực nước đo được vào lúc 8 giờ sáng ngày 22.8 ở đập Tam Hiệp là 167,65 mét và đang rút dần. Đập Tam Hiệp đã trải...
Nguồn: [Link nguồn]