Lũ lụt khó lường, TQ cuống cuồng lo bảo vệ "báu vật" vô giá

Sự kiện: Tin tức Trung Quốc

Giới chức Trung Quốc đang khẩn trương kêu gọi những nỗ lực bảo vệ các di tích cổ, "báu vật vô giá" của nước này, bị tàn phá nặng nề bởi mưa lớn kéo dài ở miền nam Trung Quốc từ tháng 6.

Video: Cây cầu cổ Lecheng bị lũ lụt đánh sập. Nguồn: Daily Star

Theo Thời báo Hoàn cầu, Cơ quan quản lý di sản văn hóa quốc gia Trung Quốc (CNCHA) ban hành một thông báo khẩn cấp hôm 11/7 yêu cầu chính quyền địa phương đưa ra các kế hoạch để lấp những "lỗ hổng" trong công tác bảo vệ các di tích văn hóa cổ trước sự tàn phá của lũ lụt.

Các tổ chức bảo vệ di tích văn hóa và bảo tàng nên xây dựng kế hoạch ứng phó với lũ lụt và thảm họa địa chất lớn, để đối phó với các rủi ro như các cây cầu cổ, tường thành cổ, tòa nhà cổ và cây cổ thụ bị đổ sập, theo CNCHA.

"Các di tích văn hóa cổ đại khó tránh khỏi bị phá hủy bởi các hoạt động có chủ ý của con người hay 'sự nổi giận của mẹ Thiên nhiên' (lũ lụt, động đất...). Một khi bị hư hại, nhiều di tích văn hóa, ghi lại những giá trị lịch sử vô giá của thành phố và cuộc sống của người dân thời trước, sẽ không thể khôi phục lại như ban đầu", Tian Lin, giáo sư kiến trúc cổ tại Đại học Xây dựng và Kiến trúc Bắc Kinh, chia sẻ với Hoàn cầu hôm 11/7.

Theo ông Tian, để ngăn các di tích cổ bị phá hủy, chính quyền địa phương nên có biện pháp quyết đoán và kịp thời để bảo vệ các di tích bị hư hại. Vị giáo sư kiến trúc cổ đề xuất, đối với khu vực có các cây cầu cổ làm bằng đá hoặc gỗ, chính quyền địa phương có thể xem xét tăng cường khả năng xả lũ để giảm thiểu rủi ro nước tích tụ quá nhiều, gây ra một trận "đại hồng thủy".

Cầu cổ Caihong, có từ đời nhà Tống, ở thành phố Thượng Nhiêu, tỉnh Giang Tây, Trung Quốc bị lũ lụt tàn phá hôm 9/7. Ảnh: VCG

Cầu cổ Caihong, có từ đời nhà Tống, ở thành phố Thượng Nhiêu, tỉnh Giang Tây, Trung Quốc bị lũ lụt tàn phá hôm 9/7. Ảnh: VCG

Kể từ tháng 6, mưa lớn xuất hiện nhiều ở miền nam Trung Quốc. Lũ lụt và các thảm họa địa chất đang gây ra đe dọa lớn tới các di tích văn hóa địa phương. Theo thống kê của CNCHA, hơn 130 di tích văn hóa tại 11 tỉnh miền nam Trung Quốc đã bị phá hủy do lũ lụt tính tới ngày 7/7.

Nhiều di tích cổ bị phá hủy bao gồm cả cầu Trấn Hải - di tích văn hóa cấp quốc gia nằm ở thành phố Hoàng Sơn, tỉnh An Huy bị hư hại do nước lũ hôm 7/7 - có niên đại gần 500 năm, từ thời nhà Minh (1368-1644). Giới chức An Huy hôm 10/7 cho biết sẽ tìm cách phục hồi nguyên bản cây cầu cổ dựa theo các quy định khôi phục di tích.

Cầu Lecheng ở quận Sanxi, tỉnh An Huy, cũng bị phá hủy bởi lũ lụt hồi tuần trước. Cây cầu này cũng được xây dựng lần đầu tiên ở thời nhà Minh. Sau khi bị lũ lụt tàn phá, nó được xây lại ở thời nhà Thanh (1644-1911).

Các tỉnh khác bao gồm Hồ Nam, Quảng Đông, Chiết Giang và Tứ Xuyên cũng có các di tích cổ bị phá hủy bởi lũ lụt, hầu hết là cầu và nhà cổ. Các chuyên gia và giới chức địa phương đang chạy đua với thời gian để đưa ra kế hoạch bảo vệ và khôi phục các di tích cổ bị phá hủy do mưa lũ.

Đập Tam Hiệp có ngăn được ”đại hồng thủy” từng giết hại hơn 4.000 người tái diễn?

Chuyên gia Trung Quốc nhận định, phép thử lớn nhất của tự nhiên có thể sắp xảy đến với đập Tam Hiệp, đập thủy...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nguyễn Thái - Thời báo Hoàn cầu ([Tên nguồn])
Tin tức Trung Quốc Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN