Lõi tên lửa nặng hơn 20 tấn của Trung Quốc rơi không kiểm soát về Trái đất

Phần còn lại của tên lửa Trung Quốc đang rơi không kiểm soát từ vũ trụ vào bầu khí quyển, dự kiến chạm đất vào tuần sau.

Tên lửa Long March 5B của Trung Quốc rời bệ phóng (ảnh: CNN)

Tên lửa Long March 5B của Trung Quốc rời bệ phóng (ảnh: CNN)

CNN hôm 26.7 đưa tin, lõi tên lửa Long March 5B nặng hơn 20 tấn của Trung Quốc đang rơi tự do về Trái đất. Thời điểm hiện tại, chưa thể xác định được vị trí vật thể này sẽ rơi xuống.

Trước đó, lúc 2 giờ 22 phút hôm 24.7 (giờ địa phương), Long March 5B đã cất cánh từ đảo Hải Nam, mang theo phòng thí nghiệm Vấn Thiên lên trạm vũ trụ Thiên Cung của Trung Quốc. Trạm này đang hoạt động quanh quỹ đạo Trái đất.

“Đây là một vật thể kim loại nặng hơn 20 tấn. Nó có thể vỡ thành nhiều mảnh khi bay xuyên qua bầu khí quyển. Nhiều mảnh vỡ, một trong số đó khá lớn, sẽ rơi xuống mặt đất”, Michael Byers – giáo sư Đại học British Columbia (Canada) – cảnh báo về lõi tên lửa Long March 5B.

Theo ông Byers, các mảnh vỡ không gian thường ít gây ra rủi ro với con người. Tuy nhiên, một số mảnh vỡ lớn có thể gây nguy hiểm nếu rơi xuống các khu vực có người sinh sống.

Holger Krag, Giám đốc Văn phòng rác vũ trụ thuộc Cơ quan Vũ trụ châu Âu, cho biết, các mảnh vỡ từ tên lửa Long March 5B của Trung Quốc sẽ rơi xuống khu vực trong phạm vi từ 44 độ vĩ Bắc tới 44 độ vĩ Nam. Vị trí chính xác nơi các mảnh vỡ rơi xuống chỉ có thể được xác định được trong những giờ cuối cùng.

Bộ Tư lệnh Không gian Mỹ cho biết, họ đang theo dõi quá trình rơi trở lại Trái đất của lõi Long March 5B.

“Do các yếu tố khác nhau trong bầu khí quyển, điểm rơi chính xác của mảnh vỡ tên lửa không thể xác định cho đến những giờ cuối cùng nó chạm đất”, CNN dẫn thông báo của Bộ Tư lệnh Không gian Mỹ.

Đây là lần thứ 3 Trung Quốc để mảnh vỡ từ tên lửa của nước này rơi không kiểm soát từ vũ trụ về Trái đất, theo CNN.

Năm ngoái, Trung Quốc bị chỉ trích vì một sự kiện tương tự. Mảnh vỡ từ các tên lửa của Trung Quốc rơi xuống khu vực Ấn Độ Dương gần Maldives khoảng 10 ngày sau khi phóng.

Những mảnh vỡ lớn rơi xuống từ không gian là điều khiến giới khoa học lo ngại (ảnh: CNN)

Những mảnh vỡ lớn rơi xuống từ không gian là điều khiến giới khoa học lo ngại (ảnh: CNN)

Năm 2020, lõi tên lửa của Trung Quốc nặng gần 20 tấn rơi tự do vào khí quyển, bay ngang qua 2 thành phố lớn của Mỹ là Los Angeles và New York, trước khi rơi xuống Đại Tây Dương.

NASA – Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ – cho rằng, Trung Quốc “không đáp ứng được tiêu chuẩn an toàn” khi phóng tên lửa vào vũ trụ.

“Các quốc gia phóng vật thể vào vũ trụ phải giảm thiểu rủi ro đối với con người và tài sản trên Trái đất. Tính minh bạch của hoạt động này cũng phải được tối đa hóa”, CNN dẫn lời ông Bill Nelson – quan chức NASA.

Theo CNN, rác không gian bay vào khí quyển Trái đất hàng ngày. Chúng ít được chú ý vì sẽ bốc cháy trước khi chạm đất. Tuy nhiên, những mảnh vỡ không gian lớn được các cơ quan hàng không chú ý vì có thể gây nguy hiểm cho con người.

Thêm một tên lửa Trung Quốc rơi tự do xuống Trái đất

Tên lửa Long March - 2F được phóng ngày 17-6 từ Trung tâm Phóng vệ tinh Jiuquan ở phia Tây Bắc Trung Quốc trong một sứ mệnh không gian, sau khi cạn kiệt nhiên liệu đã rơi tự do trở...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Chính Pháp – CNN ([Tên nguồn])
Tin tức Trung Quốc Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN