"Lội ngược dòng" chống Covid-19, Italia đang trở thành trường hợp hiếm ở châu Âu
Từng bị xem là trung tâm lây nhiễm Covid-19 ở châu Âu, “cần phải tránh xa bằng mọi giá”, Italia đã rút ra bài học và dần trở thành hình mẫu chống dịch tại lục địa già.
“Nhìn vào tình hình ở Italia mà xem. Có ai muốn rơi vào tình trạng như vậy không?”, Tổng thống Mỹ Donald Trump phải biểu hôm 17.3.
Chỉ vài tháng sau, Mỹ ghi nhận hàng chục nghìn ca nhiễm virus mỗi ngày và đứng đầu thế giới cả về cố người mắc Covid-19 lẫn tử vong do dịch bệnh.
Một số quốc gia châu Âu cũng đang chứng kiến sự gia tăng đáng kể số ca nhiễm Covid-19 và cân nhắc xem có nên tái áp dụng lệnh phong tỏa hay không.
Ở Anh, Thủ tướng Boris Johnson đã tuyên bố trì hoãn việc nới lỏng biện pháp kiểm dịch. Ngay cả Đức, nơi từng được ca ngợi về phản ứng hiệu quả trước dịch bệnh, nay cũng ghi nhận số ca mắc mới Covid-19 tăng vọt.
Điều trị cho bệnh nhân Covid-19 trong một bệnh viện tạm ở Italia hồi tháng 3 (ảnh: NY Times)
Ở Italia, các bệnh viện hầu như không còn bệnh nhân Covid-19. Số ca tử vong do Covid-19 hàng ngày ở Lombardy, Bắc Italia, nơi từng chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh, giờ ở gần mức 0.
Từ 1.7, số ca nhiễm mới sau 24 giờ ở Italia đã giảm đáng kể, dao động trong khoảng 150 – 200 trường hợp
Trong khi ghi nhận sự tăng nhẹ số ca nhiễm mới, Italia vẫn tỏ ra thận trọng và lạc quan rằng họ có thể kiểm soát sự lây lan.
Các chuyên gia y tế Italia cho rằng, nước này đang đứng trước cơ hội sẽ không bị ảnh hưởng bởi làn sóng lây nhiễm Covid-19 lần 2 như một số quốc gia khác ở châu Âu đang phải đối mặt hay lo ngại.
Số ca nhiễm Covid-19 mới trong ngày tại Italia thuộc hàng thấp nhất châu Âu và thế giới.
“Chúng tôi vẫn đang rất thận trọng”, Giovanni Rezza, Giám đốc khoa bệnh truyền nhiễm tại Viện Y tế Quốc gia Italia, nói.
Italia đã phong tỏa các thị trấn, vùng Lombardy và cuối cùng là toàn quốc nhằm hạn chế sự lây lan của dịch bệnh. Điều này giúp hạn chế những lao động đang làm việc từ miền Bắc giàu có trở về quê nhà ở miền Nam kém phát triển hơn.
Italia vẫn nâng cao cảnh giác trước mối nguy dịch bệnh (ảnh: NY Times)
Tuy nhiên, rõ ràng là phong tỏa đi kèm với thiệt hại về kinh tế. Trong khoảng 3 tháng đầu của sự bùng phát, nhiều doanh nghiệp và nhà hàng ở Italia đã phải ngừng kinh doanh, ngành du lịch cũng chịu tác động.
Chiến lược kiểm dịch nghiêm ngặt của Italia cũng chịu áp lực khi nhận về những lời chỉ trích rằng nó quá thận trọng và làm tê liệt kinh tế. Italia dự kiến mất khoảng 10% GDP trong năm nay.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, phản ứng với dịch bệnh của Italia có lợi hơn nhiều so với việc vội vàng mở cửa lại kinh tế trong khi virus vẫn đang lây lan như ở Mỹ, Brazil và Mexico.
“Khi dịch bệnh mới bùng phát, các bệnh viện bị quá tải và chịu áp lực rất lớn. Hoàn cảnh khó khăn giúp các bác sĩ của chúng tôi rèn luyện khả năng điều trị, nâng cao chuyên môn. Chúng tôi đã mở cửa đất nước một các chậm rãi”, ông Giovanni Rezza nói.
Italia mới đây đã gia hạn tình trạng khẩn cấp cho tới ngày 15.10, cho rằng không thể lơ là trước mối nguy dịch bệnh.
“Ngay cả khi tình hình ở Italia đang tốt hơn các nước khác. Chúng tôi vẫn phải tiếp tục cảnh giác”, ông Giovanni Rezza nhận định.
Nguồn: [Link nguồn]
Philippines sẽ tái áp dụng các biện pháp phong tỏa nghiêm ngặt chống dịch Covid-19 tại thủ đô Manila và các khu vực lân cận...