Logic trong những sai lầm chiến lược của Trung Quốc
Lần đầu tiên kể từ khi kết thúc Cách mạng Văn hóa, Trung Quốc phải đối mặt với một mối đe dọa hiện sinh thực sự, chủ yếu là do suy nghĩ của họ đã khiến họ phạm phải một loạt sai lầm chiến lược thảm khốc.
Nhiều học giả cho rằng giới lãnh đạo Trung Quốc đã phạm phải một số sai lầm chiến lược
Học giả Mỹ gốc Hoa Minxin Pei (Bùi Mẫn Hân) đã nhận định như thế về điều mà ông gọi là các sai lầm chiến lược của giới tinh hoa Trung Quốc (*) trong bài viết đăng trên Project Syndicate.
Hong Kong tương lai với tư cách là một trung tâm tài chính quốc tế hiện đang trong tình trạng nguy hiểm, trong khi sự phản kháng của cư dân khiến thành phố trở nên kém ổn định hơn.
Hơn nữa, động thái mới nhất của Trung Quốc sẽ giúp Mỹ thuyết phục các đồng minh châu Âu đang dao động tham gia liên minh chống Trung Quốc. Hậu quả lâu dài đối với Trung Quốc có thể sẽ rất khó đoán.
Người ta dễ đi đến suy nghĩ rằng những tính toán chính sách lớn của Trung Quốc là do: các quy định ngăn chặn tranh luận nội bộ, dẫn đến một số quyết định tồi. Lập luận này không hẳn là sai, nhưng nó bỏ qua một lý do quan trọng hơn đối với các chính sách tự hủy hoại của chính phủ: tư duy của giới cầm quyền.
Họ nhìn thế giới, trước hết và trên hết, là một khu rừng rậm. Được định hình bởi cuộc đấu tranh giai đoạn 1921-49, họ tin chắc rằng thế giới là nơi sự tồn tại lâu dài chỉ phụ thuộc vào sức mạnh. Khi cán cân sức mạnh chống lại mình, giới lãnh đạo phải dựa vào sự khôn ngoan và thận trọng để tồn tại. Nhà lãnh đạo Trung Quốc quá cố Đặng Tiểu Bình đã khéo léo tóm tắt chủ nghĩa hiện thực chiến lược này với câu châm ngôn: Thao quang, dưỡng hối (ẩn mình, chờ thời).
Vì vậy, khi Trung Quốc cam kết trong Tuyên bố chung năm 1984 với Anh để duy trì quyền tự trị của Hong Kong trong 50 năm sau khi bàn giao năm 1997, họ đã hành động vì ở thế yếu kém hơn là tin vào sức mạnh của luật pháp quốc tế. Do cán cân quyền lực đã thay đổi theo hướng có lợi, Trung Quốc luôn sẵn sàng phá vỡ các cam kết trước đây nếu điều đó để phục vụ lợi ích của mình. Ví dụ, ngoài Hong Kong, Trung Quốc đang cố gắng củng cố các yêu sách phi lý tại biển Đông bằng cách xây dựng các đảo nhân tạo được quân sự hóa ở đó.
Thế giới quan của giới lãnh đạo Trung Quốc cũng được tô điểm bởi một niềm tin hoài nghi về sức mạnh của lòng tham. Ngay cả trước khi Trung Quốc trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, nước này đã bị thuyết phục rằng các chính phủ phương Tây chỉ là những kẻ lừa đảo vì lợi ích tư bản và tin rằng họ không dám từ bỏ quyền truy cập vào thị trường Trung Quốc.
Sự hoài nghi như vậy giờ đây đã thấm vào chiến lược của Trung Quốc trong việc khẳng định toàn quyền kiểm soát Hong Kong. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc hy vọng sự tức giận của phương Tây sẽ giảm đi nhanh chóng, tính toán rằng các công ty phương Tây đã được ưu đãi rất lớn ở đây vì lợi ích béo bở mà sẵn sàng chấp nhận tình hình mới.
Nhưng thật không may cho Trung Quốc, giờ đây nước này phải đối mặt với một đối thủ kiên quyết hơn nhiều. Tệ hơn nữa, Mỹ sẵn sàng chịu đựng nỗi đau kinh tế ngắn hạn to lớn để đạt được lợi thế chiến lược lâu dài đối với Trung Quốc, cho thấy lòng tham đã mất đi tính ưu việt.
Cụ thể, chiến lược của Mỹ về việc cắt đứt mạng lưới quan hệ kinh tế Trung-Mỹ đã khiến Trung Quốc hoàn toàn bất ngờ, bởi vì không có nhà lãnh đạo Trung Quốc nào tưởng tượng rằng chính phủ Mỹ sẽ sẵn sàng loại bỏ thị trường Trung Quốc để theo đuổi của các mục tiêu địa chính trị rộng lớn hơn.
(*) Quan điểm trong bài viết là của ông Minxin Pei, không nhất thiết phản ánh quan điểm của Tiền Phong.
Nguồn: [Link nguồn]
Giới chức Trung Quốc đang khẩn trương kêu gọi những nỗ lực bảo vệ các di tích cổ, "báu vật vô giá" của nước...