Loạt vũ khí hóa học "tử thần" có sức mạnh kinh hoàng nhưng hiếm khi được sử dụng

Sự kiện: Vũ khí quân sự

Trong lịch sử có rất nhiều vũ khí hóa học có sức mạnh kinh hoàng không thể ngăn chặn nhưng lại ít khi được sử dụng.

Vũ khí hóa học là chất độc hại gây tổn thương, nguy hại trực tiếp cho người, động vật và cây cỏ. Là một trong những loại vũ khí hủy diệt gây chết người hàng loạt, vũ khí hóa học dựa trên đặc điểm độc tính cao, gây tác dụng nhanh, khiến đối phương thiệt hại nặng nề.

Hành khách tàu điện ngầm bị ảnh hưởng bởi vụ tấn công bằng khí sarin ngày 20/3/1995. Ảnh: AP.

Hành khách tàu điện ngầm bị ảnh hưởng bởi vụ tấn công bằng khí sarin ngày 20/3/1995. Ảnh: AP.

Việc sử dụng vũ khí hóa học không phải ít gặp trong chiến tranh, tuy nhiên trong lịch sử có rất nhiều vũ khí hóa học có sức mạnh kinh hoàng không thể ngăn chặn nhưng lại ít khi được sử dụng. Điển hình là trong những trận chiến "tử thần" diễn ra vào nhiều năm trước đây.

Cuộc tấn công tàu điện ngầm Tokyo, tháng 3/1995

Cuộc tấn công đến từ các thành viên của giáo phái Aum Shinrikyo nhằm vào hệ thống tàu điện ngầm của Tokyo bằng khí sarin. Loại vũ khí kinh hoàng này khiến 13 người thiệt mạng và 6.000 người bị thương.

Tờ New York Times thời điểm đó đưa tin: "Các lối vào tàu điện ngầm sớm giống như chiến trường, khi những hành khách bị thương nằm thở hổn hển trên mặt đất, một số người trong số họ có máu phun ra từ mũi hoặc miệng".

Gần 200 thành viên của Aum Shinrikyo đã bị kết án liên quan đến các vụ tấn công, và thủ lĩnh của tổ chức này, Shoko Asahara đã bị tử hình.

Một binh sĩ Iran đeo mặt nạ phòng độc để chống vũ khí hóa học trên đảo Majnoon, Iraq, ngày 10/3/1984. Ảnh: AP. 

Một binh sĩ Iran đeo mặt nạ phòng độc để chống vũ khí hóa học trên đảo Majnoon, Iraq, ngày 10/3/1984. Ảnh: AP. 

Chiến tranh Iran-Iraq

Nhà lãnh đạo Iraq Saddam Hussein đã sử dụng khí mù tạt và sarin để chống lại Iran trong cuộc chiến giữa hai nước năm 1980-1988.

Tạp chí Foreign Policy thu thập các tài liệu CIA được giải mật tiết lộ rằng cộng đồng tình báo và quân đội Mỹ đã biết về vũ khí này và đã không hành động để ngăn Saddam sử dụng chúng. Mỹ và Iraq đang hợp tác vào thời điểm đó vì cả hai đều phản đối chế độ Iran.

Iran đã đạt được nhiều lợi ích trong những ngày tàn của cuộc chiến, và các cuộc tấn công đã giúp cuộc chiến nghiêng về phía Iraq và buộc Tehran phải đàm phán. Ước tính số binh sĩ Iran thiệt mạng lên tới hàng chục nghìn người.

Một phụ nữ người Kurd đặt hoa lên mộ những người thân yêu của cô ở Halabja, Iraq, vào ngày 16/3/2007, khi người Kurd ở miền bắc Iraq tưởng niệm vụ tấn công bằng vũ khí hóa học năm 1988. Ảnh: AP. 

Một phụ nữ người Kurd đặt hoa lên mộ những người thân yêu của cô ở Halabja, Iraq, vào ngày 16/3/2007, khi người Kurd ở miền bắc Iraq tưởng niệm vụ tấn công bằng vũ khí hóa học năm 1988. Ảnh: AP. 

Chiến tranh thế giới thứ nhất

Việc sử dụng vũ khí hóa học hiện đại đầu tiên là trong chiến tranh thế giới thứ nhất khi khí độc được sử dụng để hủy diệt tiền tuyến. Theo báo cáo về việc sử dụng chúng, Larry Abramson của NPR lưu ý rằng "bất chấp những thương tích khủng khiếp, khí gas chỉ gây ra một tỷ lệ nhỏ trong số các trường hợp tử vong trong chiến tranh." Tuy nhiên, như Greg Thielmann của Hiệp hội Kiểm soát Vũ khí nói với Larry, nó đã để lại một 'di sản' đáng sợ cho một triệu người sống sót.

Vũ khí hóa học đôi khi được sử dụng sau chiến tranh, bao gồm cả Liên Xô chống lại nông dân nổi dậy; Tây Ban Nha và Pháp chống lại phiến quân Rif ở Morocco thuộc Tây Ban Nha; Anh ở Mesopotamia; và Phát xít Ý trong cuộc xâm lược Abyssinia.

Nhưng sự khủng khiếp của cuộc chiến đã dẫn đến Nghị định thư Geneva năm 1925 cấm sử dụng vũ khí hóa học. Từ đó dẫn đến hiệp ước quốc tế năm 1997 với nội dung cấm sản xuất, tàng trữ và sử dụng những vũ khí này. Angola, Triều Tiên, Ai Cập, Nam Sudan và Syria đã không ký kết hiệp ước.

Nguồn: [Link nguồn]

Báo Mỹ: Vũ khí của ông Kim Jong Un đều là thật, khiến thế giới chóng mặt

"Một loạt vũ khí tiên tiến mới đã được công bố khiến cho thế giới chóng mặt, nhiều hơn những gì chúng ta từng...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Bích Thảo (Theo NPR) ([Tên nguồn])
Vũ khí quân sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN