Loạt trào lưu độc hại trên mạng xã hội TikTok

TikTok là nền tảng video ngắn giúp giới trẻ sáng tạo nội dung nhưng cũng là nơi xuất hiện không ít trào lưu gây hại.

Độ phủ sóng của TikTok là không thể chối cãi, đặc biệt là tầm ảnh hưởng sâu rộng của nó đến giới trẻ và thanh thiếu niên. Thời gian đầu, nó chỉ là những động tác vũ đạo đơn giản và nâng cấp thành các trò đùa, các bản nhạc, các định dạng video kết hợp. Tuy nhiên gần đây, nhiều nội dung ngày càng đi quá giới hạn, mang tính nguy hiểm, độc hại, thậm chí đe dọa tính mạng con người.

1. Thử thách "Benadryl Challenge"

Xu hướng này xoay quanh việc thanh thiếu niên thách thức nhau uống Benadryl, một loại thuốc chống dị ứng, để kích hoạt ảo giác. Nhiều bạn trẻ cho rằng Benadryl vô hại. Thế nhưng, những loại thuốc này còn có nhiều tác dụng phụ khác, có thể gây nguy hiểm cho người sử dụng. Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) cảnh báo rằng uống quá nhiều thuốc có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng về tim, co giật, hôn mê hoặc thậm chí tử vong.

Bằng chứng là một cô bé 15 tuổi tên là Chloe Marie Phillips (Mỹ) đã qua đời sau khi quay video tham gia thử thách Benadryl trên TikTok.

Bằng chứng là một cô bé 15 tuổi tên là Chloe Marie Phillips (Mỹ) đã qua đời sau khi quay video tham gia thử thách Benadryl trên TikTok.

2. Thử thách "Blackout Challenge"

Blackout Challenge đòi hỏi người tham gia thực hiện một số hành động làm ngạt thở rồi rơi vào trạng thái bất tỉnh. Hành động này nguy hiểm đến mức nó có thể gây tổn thương não hoặc tử vong. Một bé gái 10 tuổi tên Antonella (Mỹ) đã chết khi tham gia trào lưu TikTok nguy hiểm này và sau đó là Joshua Haileyesus (Mỹ), cậu bé mới 12 tuổi.

3. Thử thách "Silhouette Challenge"

Khi thực hiện thử thách, một người quay phim thường là phụ nữ, sẽ đứng ở ngưỡng cửa, tạo dáng sexy hoặc nhún nhảy theo nhịp điệu âm nhạc. Ánh đèn đỏ ngược sáng khiến các cô gái như một bóng đen bí ẩn vừa quyến rũ, vừa khéo léo khoe những đường nét cơ thể.

Loạt trào lưu độc hại trên mạng xã hội TikTok - 2

Tuy nhiên, thử thách này đã đặt ra một vấn đề nghiêm trọng khác, khi người ta lợi dụng điều này để chỉnh sửa những video TikTok lộ cơ thể phụ nữ . Một số clip đã qua chỉnh sửa được tung lên mạng khi chưa được sự đồng ý của chủ nhân, xâm phạm quyền riêng tư trầm trọng.

4. Thử thách "Penny Challenge"

Thử thách này yêu cầu việc bạn cắm một nửa bộ sạc vào ổ cắm để các cạnh của giắc cắm lộ ra ngoài, sau đó lấy một đồng xu đặt lên cách cạnh đó. Trên thực tế, một đồng xu có thể chạm vào phần kim loại của phích cắm điện và gây ra tia lửa điện, điện giật, làm hỏng hệ thống điện và trong một số trường hợp, hỏa hoạn.

Một cửa hàng ở Holden (Mỹ) đã bị cháy do thực hiện thử thách. Ở một vụ việc khác, một học sinh tại trường trung học Plymouth North bị buộc tội gây ra hỏa hoạn sau khi thử.

5. Thử thách "Beer - Basketball Challenge"

Một người dùng TikTok đặt một lon bia trên một quả bóng rổ, sau đó thả quả bóng xuống và cố gắng bắt lấy lon. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp bài thi không thành công khi chai bia bị vỡ và bắn vào mặt, mắt người chơi.

Loạt trào lưu độc hại trên mạng xã hội TikTok - 3

6. Thử thách "Cha - Cha Slide Challenge"

Đây là một xu hướng TikTok nguy hiểm khi thanh thiếu niên phải lái xe một cách liều lĩnh theo nhịp điệu của bài hát được phát hành lần đầu tiên cách đây 20 năm của DJ Casper. Lời bài hát có những câu như trượt sang trái, trượt sang phải, nhưng không giống như hầu hết các xu hướng TikTok, thử thách này không liên quan gì đến vũ đạo. Đừng dại gì thử nó vì có thể khiến những người khác gặp nguy hiểm.

7. Thử thách "Throw It In The Air Challenge"

Đây là thử thách tập hợp một nhóm người đứng chụm bên nhau, sau đó ném một vật lên không trung. Họ sẽ không được phép di chuyển cho đến khi vật đó rơi vào một ai đó. Đáng nói là đồ vật này thường là những quả bóng, thậm chí là cả một chiếc ... xe đạp. Vị trí rơi thường là đầu hoặc cổ, khiến người tham gia rất dễ gặp nguy hiểm.

Loạt trào lưu độc hại trên mạng xã hội TikTok - 4

8. Thử thách "Tooth Filing Challenge"

Thử thách yêu cầu một người giũa hàm răng bằng giũa móng tay. Các nha sĩ và sinh viên nha khoa đã giải thích tại sao kỹ thuật này lại nguy hiểm như vậy. Chúng có thể phá hủy men răng của người dùng và đôi khi làm hỏng răng về lâu dài.

9. Thử thách "Morning - After - Pil Challengel"

Tin đồn về que thử thai có chứa thuốc tránh thai khẩn cấp đã trở thành một trào lưu nguy hiểm trong thời gian qua. Công ty sản xuất que thử thai đã cố gắng dập tắt xu hướng này bằng cách giải thích rằng viên thuốc này là một loại gel silica để hút ẩm chứ không phải thuốc tránh thai nhưng vô số thanh thiếu niên đã thử nó.

10. Thử thách "Milk Crate Challenge"

Thử thách thùng sữa yêu cầu người chơi cố gắng vượt qua các thùng sữa được xếp chồng lên nhau theo hình kim tự tháp. Không ít video được đăng tải trên các mạng xã hội cho thấy kết cục của trò này thường là cú ngã đau đớn.

Tiến sĩ Shawn Anthony, bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình chuyên về y học thể thao tại Bệnh viện Mount Sinai ở New York, nói với Today: "Thử thách thùng sữa rất nguy hiểm. Chúng tôi chứng kiến ​​nhiều chấn thương chỉnh hình từ các cú ngã như gãy cổ tay, trật khớp vai, đứt dây chằng chéo trước khớp gối, rách sụn chêm, thậm chí đe dọa tới tính mạng như chấn thương tủy sống".

Loạt trào lưu độc hại trên mạng xã hội TikTok - 5

11. Thử thách "Skull Breaker Challenge"

Khởi đầu từ năm 2020, một trào lưu mang tên "Skull Breaker Challenge" nổi lên trên TikTok với những đoạn video đá vào chân nạn nhân khiến người đó bị té và đập đầu xuống sàn. Hệ quả để lại khiến nhiều người phải nhập viện với những chấn thương nghiêm trọng ở đầu và cơ thể, có thể dẫn đến gãy xương.

Một người mẹ ở Alabama, Mỹ đã đăng tải lên Facebook nói rằng con trai bà đã bị gãy hai xương ở cổ tay và cần phải làm phẫu thuật sau khi "vô tình bị TikTok chơi khăm".

12. Thử thách "Tortilla Challenge"

Theo các clip đang lan truyền trên TikTok, người chơi đứng thành vòng tròn, ngậm đầy nước trong miệng và dùng miếng tortilla (bánh có nguồn gốc từ Mexico) đánh vào mặt nhau, ai giữ được bình tĩnh lâu nhất sẽ chiến thắng. Nhiều người nhận xét thử thách Tortilla là trò đùa ngớ ngẩn.

13. Thử thách "Angel Of Death Challenge"

Lao ra phía trước xe tải đang chạy trên đường, nếu khiến phương tiện dừng lại trước khi tông trúng người thì thành công. Đó là cách nhiều thanh thiếu niên Indonesia tham gia thử thách "thiên thần của cái chết" trên TikTok. Theo truyền thông, ít nhất 2 người trẻ thiệt mạng vì trào lưu này và nhiều trường hợp bị chấn thương nặng.

Loạt trào lưu độc hại trên mạng xã hội TikTok - 6

14. Thử thách "Scalp Popping Challenge"

Thử thách giựt da đầu cũng đang khiến giới trẻ phát cuồng với động tác tưởng như vô hại nhưng lại dẫn đến những đau đớn về thể xác. Theo đó, người chơi xoắn một phần tóc trên đỉnh đầu của mình quanh ngón tay và giật mạnh lên, tạo ra hiệu ứng trên da đầu với âm thanh nghe như tiếng bẻ khớp ngón tay. Hành động này nếu làm sai cách thì có thể khiến chúng ta đau đớn khi từng mảng tóc bị rứt ra khỏi da đầu của mình.

15. Thử thách "Coronavirus Challenge"

Coronavirus Challenge là thử thách khuyến khích người chơi liếm đồ vật ở nơi công cộng nhằm chứng tỏ bản thân không sợ COVID-19. Thử thách này khiến mọi người lo lắng bởi nó gây ra những nhận thức sai lầm về COVID-19, từ đó thúc đẩy các hành vi không được phép trong phòng chống dịch. Người chơi rất dễ bị nhiễm COVID-19 khi tiếp xúc với một bề mặt hoặc vật thể có chứa virus và sau đó chạm vào miệng, mũi, mắt của mình.

Loạt trào lưu độc hại trên mạng xã hội TikTok - 7

16. Thử thách "Devious Licks"

Trào lưu đập phá trường học vừa xuất hiện trong tháng 9/2021 và ngay lập tức làm mưa làm gió trên khắp các trường học ở Mỹ. Đối tượng thực hiện chủ yếu là học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông và sinh viên đại học. Các em phá hoại tài sản của trường, phổ biến nhất là phòng tắm, rồi đăng kết quả phá hoại lên TikTok như là một cách để khoe chiến tích.

Nhiều người, nhất là các chuyên gia giáo dục, tỏ ra băn khoăn vì họ không thể hiểu nổi tại sao giới trẻ lại có thể thích thú với hành vi phá hoại tài sản như thế này.

17. Thử thách "Slap A Teacher"

Trào lưu hành hung giáo viên được tiếp nối ngay sau trào lưu phá hoại trường học nói trên. Ngay từ đầu tháng 10/2021, nhiều trường học ở Mỹ đã ghi nhận các vụ việc giáo viên và nhân viên trường học bị chính học sinh của mình hành hung bằng cách tát vào mặt hoặc tấn công từ phía sau. Những hình ảnh này được ghi lại sau đó tung lên nền tảng mạng xã hội TikTok để khoe với nhau dẫn đến một làn sóng kêu gọi, thách thức nhau tiếp tục hành vi nghiêm trọng này lan nhanh trong môi trường học đường trên khắp nước Mỹ.

Cảnh sát đã phải vào cuộc bắt giữ một số học sinh vi phạm trong khi các nhà quản lý giáo dục liên tục cảnh báo giáo viên của mình cần thận trọng hơn khi tham gia hoạt động trong khuôn viên nhà trường.

18. Thử thách "Thumb Blowing Challenge"

Tháng 3 vừa qua, các bậc phụ huynh ở Australia cảnh báo về thử thách "thổi ngón tay cái". Theo đó, nhiều người dùng TikTok, chủ yếu là trẻ em, quỳ xuống đất và hít vào thật sâu trước khi bật dậy rồi thổi phồng miệng với ngón tay cái ngậm chặt bên trong. Thử thách nhằm đạt được cảm giác hưng phấn do thiếu oxy lên não, nhưng có thể gây ra hậu quả đáng sợ như co giật, tăng thông khí hoặc bất tỉnh

Thử thách nhằm đạt được cảm giác hưng phấn do thiếu oxy lên não, nhưng có thể gây ra hậu quả đáng sợ như co giật, tăng thông khí hoặc bất tỉnh.

Loạt trào lưu độc hại trên mạng xã hội TikTok - 8

19. Thử thách "Mouthtaping"

Dán băng dính vào miệng để ngủ ngon và hạn chế ngáy đang là trào lưu được chia sẻ rầm rộ trên mạng xã hội TikTok. Các chuyên gia cảnh báo hành động dán miệng khi ngủ tiềm ẩn nguy cơ gây hại tới sức khỏe.

Tiến sĩ David Culpepper, bác sĩ đa khoa ở Lexington (bang Kentucky, Mỹ) cho biết: "Đây là một trong số những xu hướng nguy hiểm nhất mà tôi biết đến trong thời gian qua. Tôi khá lo ngại bởi nó được ủng hộ như một trào lưu vì sức khỏe. Nói một cách đơn giản, cố tình làm tắc nghẽn đường hô hấp trong khi ngủ là một ý tưởng khủng khiếp".

20. Thử thách "Bright Eye Challenge"

Thử thách mắt đổi màu khuyến khích người dùng được hướng dẫn lấy thạch, nước rửa tay, thuốc tẩy và kem cạo râu cho vào túi nhựa và sau đó giữ túi đó trước mắt ít nhất một phút. Thử thách này xuất phát từ người dùng Greg Lammers khi mắt của anh ta thay đổi màu sắc. Điều nguy hiểm là khi con bạn đưa một hoá chất gốc clo như thuốc tẩy gần mắt có thể dẫn đến tổn thương da và mắt, cũng như mất thị lực nếu túi đựng bị vỡ.

Loạt trào lưu độc hại trên mạng xã hội TikTok - 9

Thực hiện thử thách kiểu ”Trò chơi con mực”, thiếu niên nhận cái kết đau đớn

Đua đòi tham gia thử thách trên TikTok lấy cảm hứng từ bộ phim đang ăn khách Squid Game (Trò chơi con mực), thiếu niên tự chế ra công cụ của trò tách kẹo đường nhưng sự cố...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Linh Chi (T/h) ([Tên nguồn])
Chuyện lạ Thế giới Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN