Loài vật tưởng tuyệt chủng cách đây 30 năm bất ngờ tái xuất tại Việt Nam

Con cheo cheo vô tình lọt vào ống kính máy quay tại Việt Nam đang khiến giới khoa học thế giới sửng sốt.

Cheo cheo lần đầu tiên được phát hiện tại Việt Nam sau 30 năm (Video: tổ chức Bảo tồn Động vật hoang dã Toàn cầu)

Cheo cheo lưng bạc, loài bị cho là đã tuyệt chủng ngoài tự nhiên, bất ngờ được một camera ngụy trang phát hiện đang kiếm ăn bên trong một khu rừng tại tỉnh Nha Trang.

Đây là lần đầu tiên hình ảnh về loài cheo cheo này được ghi nhận ngoài tự nhiên, kể từ lần cuối cùng xảy ra cách đây 30 năm.

“Chúng tôi không lường trước được điều này, nên đã rất ngạc nhiên và vui mừng khi kiểm tra camera ngụy trang và nhận thấy những hình ảnh về loài cheo cheo lưng bạc,” An Nguyễn, nhà bảo tồn học Việt Nam phối hợp với tổ chức Bảo tồn Động vật hoang dã Toàn cầu (GWC), cho biết. "Chúng tôi đã phát hiện ra rằng chúng vẫn còn sống ngoài đó. Đó là dấu hiệu đầu tiên cho thấy chúng không bị tuyệt chủng. Bây giờ chúng tôi sẽ nhanh chóng tìm ra cách tốt nhất để bảo vệ chúng."

Cheo cheo lưng bạc được đặt tên như vậy vì cơ thể chúng có 2 màu lông khác nhau. Phần đầu, cổ và chân trước của cheo cheo có màu nâu đỏ trong khi phần thân và chân sau lại có màu xám bạc. Được giới khoa học đặt cho tên gọi khác là hươu chuột, chúng dù không thuộc về cả 2 nhóm động vật trên, nhưng vẫn được xếp loại là động vật móng guốc nhỏ nhất thế giới.

Hiện vẫn chưa rõ có bao nhiêu cá thể cheo cheo được máy ảnh ghi lại (Ảnh: tổ chức Bảo tồn Động vật hoang dã Toàn cầu)

Hiện vẫn chưa rõ có bao nhiêu cá thể cheo cheo được máy ảnh ghi lại (Ảnh: tổ chức Bảo tồn Động vật hoang dã Toàn cầu)

Theo các nhà khoa học, số lượng cheo cheo ngoài tự nhiên bị đẩy đến bờ vực tuyệt chủng có thể do chúng là con mồi ưa thích của các loài báo gấm, chó hoang hay trăn rừng, nhưng nguyên nhân chủ yếu vẫn là các hoạt động săn bắt tràn lan của con người.

An Nguyễn và nhóm nghiên cứu của ông bắt đầu công cuộc tìm kiếm của mình bằng cách phỏng vấn người dân và các đơn vị kiểm lâm ở Nha Trang, nơi loài cheo cheo từng được phát hiện trước đây tại Việt Nam. Một số người cho biết đã nhìn thấy một vài con cheo cheo lưng bạc, giúp củng cố thêm niềm tin rằng lòai vật này chưa bị tuyệt chủng ngoài tự nhiên.

Dựa trên những thông tin thu thập được, nhóm nghiên cứu đã lắp đặt 3 camera ngụy trang trong một khu rừng đất thấp ở Nha Trang. Sau 5 tháng, họ đã chụp được 275 bức ảnh cheo cheo, và phân loại thành 72 sự kiện riêng biệt, vì nhiều bức ảnh được chụp trong khoảng thời gian 1 giờ đã được coi là một sự kiện riêng.

Phấn khích vì những gì được phát hiện nhóm nghiên cứu đã lắp đặt thêm 29 camera trong cùng khu vực trên và chụp được thêm 1.881 bức ảnh nữa, bao gồm 208 sự kiện độc lập. Không rõ có tổng cộng bao nhiêu con cheo cheo mà các máy ảnh này chụp được.

Những phát hiện trên, được đăng tải lần đầu trong tạp chí Nature Ecology & Evolution, sẽ góp phần nâng cao ý thức trong việc bảo vệ những cá thể còn sót lại của loài cheo cheo. Ưu tiên hàng đầu là giảm thiểu việc sử dụng bẫy săn động vật hoang dã.

“Ngăn chặn việc đánh bắt bằng bẫy sẽ không chỉ bảo vệ loài cheo cheo lưng bạc, mà còn với một số loài chim và động vật có vú khác vốn chỉ được tìm thấy trong các vùng sinh thái ở Việt Nam,” ông Andrew Tilker, thành viên nhóm nghiên cứu của GWC, cho biết.

Việc phát hiện loài cheo cheo lưng bạc làm dấy lên hy vọng rằng một số loài khác từng bị giới khoa học cho là đã tuyệt chủng vẫn có thể được tìm thấy ngoài tự nhiên.

Loài vật hung dữ tưởng đã tuyệt chủng bỗng tái xuất ở Đài Loan

Một giống báo được cho là đã tuyệt chủng hoàn toàn vừa tái xuất ở phía đông nam Đài Loan sau hơn 30 năm, RT đưa tin.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Việt Anh - Guardian ([Tên nguồn])
Thế giới động vật Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN