Loài "rồng con" ở châu Âu: 7 năm ăn một lần, sống thọ như người

Hang Postojna, nằm cách Ljubljana, thủ đô của Slovenia khoảng 1 tiếng lái xe về phía tây nam, rộng lớn tới mức, có cả một hệ thống đường sắt riêng bên trong. Hang động này còn có một sinh vật mà không có ở bất cứ hang động nào khác trên thế giới. Đó là loài "rồng con". 

Loài kỳ giông mù (Olm) có khả năng tái tạo đáng kinh ngạc. Ảnh: Postojna Cave D. D 

Loài kỳ giông mù (Olm) có khả năng tái tạo đáng kinh ngạc. Ảnh: Postojna Cave D. D 

Theo CNN, thời điểm đại dịch Covid-19 chưa xuất hiện, hang Postojna là một trong những điểm tham quan dưới lòng đất hút khách nhất ở châu Âu. 

Hang động này nổi tiếng không chỉ bởi các tầng địa chất, các đỉnh vách đá ngầm, những hẻm núi, thạch nhũ mỏng như sợi mì, mà còn bởi các sinh vật độc nhất vô nhị, không tìm thấy ở nơi nào khác trên Trái đất.

Kỳ giông mù (Olm) là một trong số các sinh vật đó. Chúng là các sinh vật dài khoảng 25 cm và bị mù, nhưng lại có những đặc điểm khác vô cùng thú vị. 

Kỳ giông mù thường bị cuốn trôi khỏi hang Postojna mỗi lần mưa lũ. Người dân địa phương quan niệm rằng hang là nơi ở của rồng. Vì vậy, họ gọi kỳ giông mù là "rồng con". 

Mateja Rosa, giám đốc tiếp thị và quảng cáo về hang Postojna, đồng thời là một người yêu thích kỳ giông, cho biết, kỳ giông mù có thể sống tới 100 năm và có thể tồn tại trong thời gian dài mà không cần ăn.

"Một lần nhịn ăn của chúng có thể kéo dài tới 7 năm", Rosa nói. "Trong 2-3 năm đầu, không có thay đổi gì xảy ra với cơ thể chúng. Nhưng sau đó, kỳ giông mù bắt đầu giảm cân nặng, ngừng chuyển động và chỉ nằm chờ con mồi đi ngang qua. Một số con nhịn ăn quá 7 năm có thể sẽ chết, cũng có thể sống sót, tùy thuộc vào quá trình trao đổi chất của từng cá thể". 

Primož Gnezda, một nhà sinh vật học dành nhiều năm nghiên cứu về kỳ giông, cho biết: "Các nhà sinh vật học đang nghiên cứu ADN của kỳ giông. Bộ gene của chúng dài gấp 16 lần bộ gene của con người và phức tạp hơn". 

"Khả năng tái tạo của kỳ giông mù thật đáng kinh ngạc. Nếu tứ chi bị mất, chúng có thể mọc lại. Các nhà sinh vật học nghiên cứu ADN của chúng để xác định cơ chế tự tái tạo của loài này. Nếu thành công, chúng ta có thể tạo ra một bàn tay hoặc bàn chân mới từ các tế bào của chính mình trong phòng thí nghiệm. Nếu gặp tai nạn bị mất chân, tay, chúng ta có thể dùng cách này để nối lại phần tay, chân bị mất. Dĩ nhiên, điều đó vẫn còn rất xa vời", theo Gnezda. 

Theo CNN, kỳ giông mù sinh ra vốn không bị mù. Đôi mắt của chúng giữ được vài năm, trước khi lớp da mọc chèn lên khiến chúng bị mù.

Nguồn: [Link nguồn]

Thực hư tiếng ”rồng gầm gừ” kỳ quái ở vùng núi TQ, thu hút hàng nghìn người tới xem

Hàng nghìn người dân địa phương ở Trung Quốc đã đổ tới vùng núi, nơi phát ra tiếng kêu kỳ quái mà nhiều người cho...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nguyễn Thái - CNN ([Tên nguồn])
Thế giới động vật Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN