Loài cá từ thời tiền sử 5 năm không sinh sản tự nhiên ở Trung Quốc

Sự kiện: Tin tức Trung Quốc

Theo truyền thông địa phương, loài cá tồn tại từ thời tiền sử này được mệnh danh là "vua của các loài cá nước ngọt" và đang được bảo vệ theo cấp độ 1 ở Trung Quốc. 

Truyền thông địa phương đưa tin, loài cá tầm Trung Quốc không sinh sản tự nhiên trong 5 năm liên tiếp. Ảnh: IC

Truyền thông địa phương đưa tin, loài cá tầm Trung Quốc không sinh sản tự nhiên trong 5 năm liên tiếp. Ảnh: IC

Thời báo Hoàn cầu hôm 29/3 đưa tin, Trung Quốc không phát hiện loài cá tầm của nước này sinh sản tự nhiên trong 5 năm liên tiếp, kể từ năm 2017. 

Các chuyên gia đã trao đổi về vấn đề này trên một diễn đàn hôm 28/3. 

Wei Qiwei, nhà nghiên cứu tới từ Viện nghiên cứu thủy sản sông Dương Tử, thuộc Viện khoa học thủy sản Trung Quốc, cho biết, kết quả giám sát năm 2021 cho thấy, không có dấu hiệu sinh sản của cá tầm Trung Quốc trong thời gian dài ở hạ lưu đập Gezhouba. 

Theo Hoàn cầu, trang trại cá cầm duy nhất của Trung Quốc nằm ở hạ lưu đập Gezhouba, thuộc thành phố Nghi Xương, tỉnh Hồ Bắc, miền trung Trung Quốc. 

Được mệnh danh là "vua của các loài cá nước ngọt" hay "gấu trúc dưới nước", cá tầm Trung Quốc là một trong những loài cá nước ngọt lớn nhất thế giới và đang được bảo vệ theo cấp độ 1 ở Trung Quốc. 

Cá tầm Trung Quốc là một trong số những loài cá nước ngọt lớn nhất thế giới. Ảnh: The People

Cá tầm Trung Quốc là một trong số những loài cá nước ngọt lớn nhất thế giới. Ảnh: The People

Theo ông Wei, loài cá từng sống ở thời tiền sử này đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng do bị săn bắt quá mức và không sinh sản tự nhiên. Vị chuyên gia lưu ý, những gì cần làm lúc này là cải thiện điều kiện các bãi đẻ để loài này có thể duy trì sinh sản tự nhiên. 

Liu Jian, một chuyên gia bảo tồn động vật hoang dã ở Thượng Hải, cho biết, cá tầm Trung Quốc thường sống dọc các cửa sông và di cư ngược dòng hơn 1.000 km để nhân giống khi đến tuổi trưởng thành. 

Kể từ năm 1981, việc sinh sản của loài cá tầm Trung Quốc ở sông Dương Tử suy giảm nhanh chóng. Năm 2021, số lượng cá tầm Trung Quốc được nuôi trong một trang trại ở hạ lưu đập Gezhouba chỉ là 15 con. 

Feng Guangpeng, một nhà nghiên cứu tới từ Viện nghiên cứu thủy sản biển Hoa Đông, thuộc Viện Khoa học Thủy sản Trung Quốc, cho biết, điều quan trọng lúc này là phải thiết lập các khu bảo tồn tự nhiên, tăng cường bảo vệ tại chỗ với cá tầm Trung Quốc và cấm đánh bắt vì mục đích thương mại hay khoa học. 

Theo ông Feng, cá tầm Trung Quốc hoang dã về cơ bản không còn khả năng tự sinh tồn. Ngoài ra, Trung Quốc cũng cần khắc phục và cải thiện một số vấn đề như đội ngũ các bộ khoa học còn yếu kém và bị phân tán, thiếu cơ chế hỗ trợ. 

Tân Hoa xã hôm 28/3 đưa tin, khoảng 50.000 con cá tầm Trung Quốc đã được thả xuống đoạn sông Dương Tử chảy qua thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc. 

Viện Thủy văn Trung Quốc phối hợp với Bộ Tài nguyên và Viện khoa học Trung Quốc để nhân giống toàn bộ số cá này. Từ tháng 10/2021 tới tháng 3/2022, các kỹ thuật viên đã nhân giống tạo ra 110.000 con cá tầm Trung Quốc. 

Nguồn: [Link nguồn]

Đập Tam Hiệp khiến loài cá tầm to như cá mập trên sông Dương Tử tuyệt diệt?

Các nhà nghiên cứu cho rằng, đập Tam Hiệp trên sông Dương Tử làm thay đổi môi trường tự nhiên, khiến loài cá tầm không thể sinh sản, dẫn đến số lượng ngày càng giảm sút...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nguyễn Thái - Tổng hợp ([Tên nguồn])
Tin tức Trung Quốc Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN