Lo người Trung Quốc nắm trọn hòn ngọc vùng Siberia, Nga hành động
Các nhà quan sát nói có những vấn đề trong nước khiến Điện Kremlin tăng cường kiểm soát hồ Baikal, hay còn được gọi là hòn ngọc vùng Siberia, nhưng việc người Trung Quốc đổ xô đến khu vực này làm giàu cũng là nguyên nhân.
Người Trung Quốc đổ xô đến vùng hồ Baikal ở Siberia, Nga.
Theo SCMP, Nga đã thắt chặt bảo vệ môi trường xung quanh hồ Baikal giữa những lo ngại ngày càng gia tăng về tình trạng hủy hoại, đặc biệt là do hoạt động du lịch và phát triển của Trung Quốc tại vùng hồ này.
Những quy định mới được Tổng thống Nga Vladimir Putin ký hồi giữa tháng này đã làm rõ cách chính quyền địa phương “kiểm soát và bảo vệ môi trường của hồ Baikal theo luật pháp".
Các nhà quan sát cho rằng, những vấn đề như làn sóng bất mãn của người dân địa phương khiến chính quyền liên bang Nga phải vào cuộc. Nhưng hoạt động của người Trung Quốc ở khu vực này cũng là nguyên nhân.
Eugene Simonov, điều phối viên của tổ chức xã hội Liên minh Quốc tế Sông không Biên giới, nói các khách sạn "bất hợp pháp" do người dân địa phương và người Trung Quốc mở ra để phục vụ số lượng khách du lịch ngày càng gia tăng từ Trung Quốc, đang khiến tình hình ở hồ Baikal trở nên tồi tệ.
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường mới đây đã đến thăm Nga.
“Người dân địa phương đang chạy đua kiểm soát bờ hồ bất hợp pháp để phục vụ nhu cầu từ người Trung Quốc”, Simonov nói.
Lo ngại về sự phát triển và đầu tư của Trung Quốc vào khu vực hồ Baikal lên tới đỉnh điểm hồi tháng 3, khi làn sóng phản đối của dư luận buộc chính quyền địa phương phải ngừng thi công một cơ sở nước đóng chai của AquaSib, một công ty Nga có chủ quản là công ty Trung Quốc.
Vấn đề người Trung Quốc thâu tóm đất đai xung quanh hồ Baikal cũng trở nên nhức nhối. “Nếu tình trạng này tiếp diễn, chỉ từ 5-10 năm tới, ngôi làng Nga cổ kính của chúng tôi sẽ biến thành một trong những tỉnh của Trung Quốc", một người dân địa phương bày tỏ lo ngại. Người dân Nga cũng phàn nàn về tình trạng nhiều hướng dẫn viên du lịch Trung Quốc nói với khách tham quan rằng hồ Baikal từng thuộc lãnh thổ Trung Quốc, và rằng có thể “lấy lại bằng cách bỏ tiền mua”.
“Người dân địa phương rất tức giận vì chính quyền Moscow làm ngơ trong một thời gian dài, để mặc Trung Quốc tàn phá khu vực hồ Baikal”, Paul Goble, chuyên gia về khu vực Á-Âu nói với SCMP.
Mới đây nhất, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường có chuyến thăm Nga. Hai bên nhất trí tăng cường thương mại song phương lên hơn 200 tỉ USD trong vòng 5 năm tới. Giới phân tích bày tỏ nghi ngại về triển vọng hợp tác song phương khi Trung Quốc chủ yếu chỉ khai thác nguyên liệu thô như dầu khí và gỗ từ Nga.
Hồ Baikal đang trở thành điểm du lịch hái ra tiền với làn sóng du khách Trung Quốc ngày càng đông, nhưng đồng nghĩa với...