Lo ngại xung đột Nga - Ukraine, Hungary áp thuế “kiểu Robin Hood”
Hungary lên kế hoạch tìm kiếm ngân sách dành cho các chương trình an sinh xã hội và quân sự thông qua việc đánh thuế ngân hàng, các công ty bảo hiểm, hãng hàng không cùng các thực thể năng lượng và viễn thông, Thủ tướng Viktor Orban thông báo hôm 25-5.
Theo đài RT, đây là hành động đầu tiên của Thủ tướng Orban trong khuôn khổ của tình trạng khẩn cấp vừa được Budapest kích hoạt để phản ứng với xung đột quân sự ở quốc gia láng giềng Ukraine.
"Chúng tôi yêu cầu và mong đợi những thực thể kiếm được lợi nhuận lớn trong thời gian chiến tranh này giúp đỡ mọi người và đóng góp vào ngân sách an ninh quốc phòng" – Thủ tướng Orban nói trong một đoạn video được chia sẻ trên Facebook.
Trong một bài đăng sau đó, Thủ tướng Orban khẳng định tình trạng "vật giá leo thang phi mã" là hậu quả của cuộc xung đột Nga-Ukraine đang diễn ra, cũng như "chính sách trừng phạt ở Brussels" trong khi "ngân hàng và các công ty đa quốc gia lớn" đang gặt hái lợi nhuận gia tăng nhờ nâng lãi suất.
Chính phủ Hungary sẽ "yêu cầu ngân hàng, công ty bảo hiểm, chuỗi thương mại lớn, công ty năng lượng và bán lẻ, công ty viễn thông và các hãng hàng không gửi một phần lớn lợi nhuận tăng thêm của họ" vào 2 quỹ vừa được chính phủ thành lập, ông Orban thông báo, đồng thời cho biết sắc lệnh này sẽ được áp dụng đến hết năm 2022 và 2023.
Thủ tướng Hungary Viktor Orban. Ảnh: Reuters
Budapest ban bố tình trạng khẩn cấp vào ngày 24-5, chỉ vài giờ sau khi nội các mới của Thủ tướng Orban tuyên thệ. Quốc hội Hungary nhanh chóng thông qua một sửa đổi hiến pháp cho phép ban bố tình trạng khẩn cấp trong trường hợp chiến tranh xảy ra ở một quốc gia láng giềng - trong trường hợp này là Ukraine.
Trong khi đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 25-5 ký sắc lệnh đơn giản hóa thủ tục nhập tịch và cấp hộ chiếu cho cư dân của các khu vực Kherson và Zaporizhzhia (Ukraine) mà Nga đang kiểm soát, theo Reuters.
Nga giành quyền kiểm soát Kherson, phía Bắc của bán đảo Crimea, hồi giữa tháng 3 cùng nhiều khu vực thuộc Zaporizhzhia ở Đông Nam Ukraine.
Tại Kherson, thống đốc Ukraine đã bị lật đổ và chính quyền quân sự-dân sự hồi đầu tháng này thông báo kế hoạch đề nghị Tổng thống Putin sáp nhập Kherson vào Nga đến cuối năm 2022. Đáp lại, Ukraine cam kết tái chiếm toàn bộ lãnh thổ bị chiếm giữ.
Ảnh chụp từ trên cao của làng Oleksandrivka, khu vực Kherson - Ukraine hôm 16-5. Ảnh: Reuters
Thủ tướng Hungary đã viện dẫn xung đột ở Ukraine để ban bố tình trạng khẩn cấp trong nước, nói rằng điều này nhằm bảo vệ lợi ích an ninh quốc gia và đảm bảo chiến tranh...
Nguồn: [Link nguồn]