Lo ngại về hàng chục tỷ USD vũ khí Mỹ viện trợ cho Ukraine

Kể từ khi Nga mở chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine hồi cuối tháng 2 vừa qua, Mỹ đã viện trợ hàng chục tỷ USD để hỗ trợ Kyiv.

Chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine đã kéo dài hơn 100 ngày, khiến khoảng 13 triệu người dân phải di dời khỏi nơi ở và đến nay vẫn chưa có dấu hiệu kết thúc. Đến thời điểm hiện tại, Ukraine về cơ bản vẫn đang kiểm soát phần lớn đất nước, nhờ vào lượng vũ khí do phương Tây hỗ trợ. 

Trong đó, Trung tâm Chính sách Quốc tế (CIP) - một nhóm có trụ sở tại Mỹ giám sát chi tiêu quân sự và vũ khí, cho biết từ khi chiến dịch quân sự đặc biệt bắt đầu hồi cuối tháng 2 vừa qua, Quốc hội Mỹ đã thông qua các gói viện trợ trị giá 70 tỷ USD cho Ukraine.

Trao đổi với ABC News, bà Hanna Homestead, một cộng sự từ CIP, cho biết: "Nếu bạn nhìn vào quy mô, độ lớn và tốc độ các đợt viện trợ, bạn sẽ thấy kinh ngạc. Đặc biệt khi so với các khoản chi tiêu khác trong ngân sách Mỹ. Ngân sách của NASA chỉ là 35 tỷ USD. Chúng tôi chỉ phân bổ khoảng 1,44 tỷ USD cho tài chính khí hậu, vốn sẽ gây ra các tác động quan trọng tới những quốc gia khác trên thế giới".

Tuần trước, Mỹ đã cam kết viện trợ thêm 1,44 tỷ USD vũ khí cho Ukraine, trong bối cảnh Kyiv kêu gọi hỗ trợ các loại vũ khí tối tân hơn.

Gói viện trợ mới được công bố sau cuộc họp với các đồng minh tại trụ sở NATO ở Brussels (Bỉ), bao gồm cam kết trang bị thêm pháo tầm xa và lần đầu tiên phóng tên lửa chống hạm.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy đã hoan nghênh cam kết và nói rằng việc này sẽ tăng cường hơn nữa khả năng phòng thủ của quốc gia.

Có gì bên trong 70 tỷ USD viện trợ?

Theo CIP, 37 tỷ USD trong tổng các gói hỗ trợ đã được chi cho viện trợ quân sự. Điều này bao gồm việc gia tăng viện vụ khí sát thương, máy bay trực thăng, máy bay không người lái, hệ thống tên lửa pháo cơ động cao, pháo, phóng, súng trường và đạn dược.

Bà Homestead phân tích: "Đây chắc chắn là số tiền viện trợ lớn nhất mà Mỹ đã cung cấp cho bất kỳ quốc gia nào, và thậm chí còn nhiều hơn cả khoản viện trợ mà chúng tôi đã gửi tới Afghanistan trong thời kỳ cao điểm của quá trình tái thiết". 

Mỹ đã viện trợ hàng chục tỷ USD vũ khí hỗ trợ Ukraine trong chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga. Ảnh: AP 

Mỹ đã viện trợ hàng chục tỷ USD vũ khí hỗ trợ Ukraine trong chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga. Ảnh: AP 

Bà cho biết bước ngoặt đã diễn ra vào tháng 4 khi Mỹ bắt đầu chuyển giao cho Ukraine các loại vũ khí cần được huấn luyện. Bà nhận xét: "Và do đó, cam kết gửi thiết bị và đào tạo đã cho thấy nguy cơ leo thang căng thẳng khi Mỹ tìm kiếm hình thức hỗ trợ cho Ukraine". 

Quốc hội Mỹ đã thông qua hai dự luật cho phép Tổng thống Joe Biden nhanh chóng cung cấp và cho mượn vũ khí cho Ukraine. Ngoài ra, Quốc hội cũng đã thông qua một dự luật tài trợ khẩn cấp cho Ukraine vào tháng 3 bao gồm viện trợ nước ngoài và quân sự truyền thống. Sau đó, một dự luật khác trị giá 58 tỷ USD đã được thông qua vào tháng 5.

Theo bà Hannah Homestead, con số này bao gồm 27 tỷ USD để hỗ trợ quân sự ngay lập tức và 13 tỷ USD được cam kết bổ sung vào kho vũ khí của Mỹ.

Những rủi ro có thể xảy ra

Thượng nghị sĩ Rand Paul, của Kentucky, đã cố gắng thay đổi dự luật thứ hai, yêu cầu một tổng thanh tra giám sát việc chi tiêu và triển khai vũ khí. Nhưng ông đã thất bại khi quốc hội thông qua dự luật mà không bàn tới vấn đề giám sát. 

Thượng nghị sĩ Rand Paul của Kentucky (Mỹ). Ảnh: AP 

Thượng nghị sĩ Rand Paul của Kentucky (Mỹ). Ảnh: AP 

Bà Homestead chia sẻ: "Việc giám sát rất phức tạp. Có rất nhiều rủi ro và hệ lụy khi đưa vũ khí vào vùng chiến sự, đặc biệt là số lượng khổng lồ này trong tình huống khẩn cấp. Có rất nhiều mối quan tâm xung quanh việc theo dõi và đảm bảo rằng những vũ khí sẽ đến đúng nơi cần đến và không rơi vào tay kẻ xấu".

CIP cũng bày tỏ lo ngại về nguy cơ vũ khí bị buôn bán trái phép. Bà Homestead nhận xét: "Đặc biệt Ukraine vốn có lịch sử buôn bán vũ khí bất hợp pháp vào những năm 1990 sau khi Liên Xô sụp đổ. Và những vũ khí ở Ukraine thực sự đã được chuyển đến nhiều nơi trên thế giới".

Cho đến nay quốc hội Mỹ đã thông qua gói viện trợ cho đến tháng 9. 

Bà Homestead nói: "Tôi chắc chắn biết số lượng vũ khí và số lượng hỗ trợ nhân đạo, hỗ trợ người tị nạn mà chúng tôi đã cung cấp cho Ukraine cho đến nay chắc chắn đã tạo ra sự khác biệt rất lớn. Nhưng tôi thực sự không thể nói trước về triển vọng kéo dài của xung đột nếu chúng ta cắt viện trợ". 

Ngoài Mỹ, Anh, Đức, Canada, Bỉ và Pháp cũng là các quốc gia đã cung cấp vũ khí và thiết bị quân sự cho Ukraine. 

Nguồn: [Link nguồn]

Chi tiết 5,6 tỉ USD giá trị vũ khí Mỹ cung cấp cho Ukraine đối phó Nga

Mỹ đã cung cấp cho Ukraine một lượng lớn vũ khí và đạn dược trị giá 5,6 tỉ USD kể từ khi xung đột nổ ra cuối tháng 2, bao gồm gói hỗ trợ mới nhất trị giá 1 tỉ USD được...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Minh Hạnh (Theo ABC News) ([Tên nguồn])
Xung đột Nga - Ukraine Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN