Lo ngại Trung Quốc, Mỹ nâng cấp tên lửa chống hạm

Với đe dọa ngày càng gia tăng từ Hải quân Trung Quốc, Lầu Năm Góc đang đầu tư hàng triệu USD để nâng cấp hệ thống tên lửa chống hạm cho lực lượng hải quân.

Lần cuối cùng chiến hạm của Hải quân Mỹ đánh đắm một tàu chiến khác đã cách đây 27 năm. Khi đó, tàu USS Simpson của Washington đã tấn công một pháo hạm của Iran để trả đũa Tehran phóng thủy lôi vào tàu chiến của Mỹ trước đó 4 ngày.

Kể từ đó, Mỹ tự coi là một cường quốc không có đối thủ trên biển. Nhưng sự nổi lên nhanh chóng của Trung Quốc trên trường quốc tế có thể đe dọa vị thế số một của Washington và Lầu Năm Góc buộc phải có những điều chỉnh về hệ thống vũ khí.

Hải quân Mỹ phụ thuộc vào một phiên bản tên lửa chống hạm duy nhất mang tên Harpoon từ năm 1977. Nhưng các quan chức của Lầu Năm Góc lo ngại Hải quân Trung Quốc có khả năng phá hủy hay tránh những tên lửa này.

Lo ngại Trung Quốc, Mỹ nâng cấp tên lửa chống hạm - 1

Mỹ đang nghiên cứu nâng cấp tên lửa chống hạm để đối phó với đe dọa từ Trung Quốc.

Để giải quyết những quan ngại trên, Hải quân Mỹ đã cân nhắc nhiều lựa chọn khác nhau để nâng cấp các loại vũ khí tấn công.

Một trong những lựa chọn là cải tiến tên lửa hành trình Tomahawk, vốn được phát triển để tấn công các mục tiêu tĩnh trên bộ. Lầu Năm Góc đã bắt đầu thực hiện các cuộc thử nghiệm với tên lửa Tomahawk cải tiến vào đầu năm nay và các quan chức Mỹ tin rằng phiên bản diệt hạm của Tomahawk có thể được triển khai trong vài năm tới.

Ngoài ra, Hải quân Mỹ cũng đang nghiên cứu phát triển một phiên bản mới dựa trên tên lửa chống hạm tầm xa LRASM được thiết kế ban đầu để dành cho máy bay chiến đấu.

“Những cải tiến này sẽ buộc các kẻ thù của Mỹ phải cảnh giác. Thay vì chỉ lo ngại về tàu sân bay hay ngư lôi từ tàu ngầm, những đối thủ của Washington sẽ phải e sợ tất cả các tàu mặt nước của Mỹ và khả năng tấn công của chúng”, Chuẩn Đô đốc Thomas Rowden, Tư lệnh lực lượng mặt nước của Hải quân Mỹ, nói.

Mỹ cũng đang xem xét khả năng mở rộng phạm vi hoạt động của phi đội ở Thái Bình Dương từ khu vực đảo Palau đến Philippines. Bằng cách này, Washington có thể giảm sự ảnh hưởng của một vụ tấn công tên lửa nhằm vào các căn cứ không quân của nước này.

Các quan chức quân đội Mỹ cũng lo ngại về chiến lược mở rộng của Hải quân Trung Quốc, Với hơn 300 tàu hải quân, Bắc Kinh đang nhanh chóng chiếm lợi thế so với Washington và có thể đe dọa tới việc tiếp cận khu vực Thái Bình Dương của Mỹ. Ngoài ra, Lầu Năm Góc cũng quan ngại về tên lửa đạn đạo “diệt hạm” của Trung Quốc.

Mỹ và Trung Quốc hiện đang đối đầu căng thẳng tại khu vực biển Đông. Phản đối việc Bắc Kinh xây dựng trái phép các hòn đảo nhân tạo tại khu vực quần đảo Trường Sa, Washington đã điều tàu hải quân tuần tra tại khu vực cách các hòn đảo Trung Quốc xây dựng trái phép 12 hải lý.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Huy Phong (Theo Sputnik) ([Tên nguồn])
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN