Lo ngại Trung Quốc, EU quyết tăng cường hiện diện phòng thủ ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương
Đặc phái viên EU viện dẫn những lo ngại rằng “trật tự đa phương dựa trên luật lệ sẽ không được tôn trọng đầy đủ” trong khu vực.
Liên minh châu Âu (EU) quyết tâm đẩy mạnh chiến lược phòng thủ của mình ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương do lo ngại về sự hiện diện ngày càng tăng của Trung Quốc (TQ) và mối quan ngại về trật tự quốc tế từ chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga ở Ukraine.
“Phương châm của chúng tôi là luôn hợp tác bất cứ khi nào có thể, nhưng cũng bảo vệ bất cứ khi nào cần thiết” – tờ The Guardian ngày 18-5 dẫn lời ông Gabriele Visentin, đặc phái viên của EU về Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, cho biết.
Ông Gabriele Visentin, đặc phái viên của EU về Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, trong một cuộc họp báo. Ảnh: DAILY ASIAN AGE
“Điều đó không nhằm vào quốc gia này hay quốc gia khác - đó là một cách để nâng cao năng lực và uy tín của chúng tôi trong việc bảo vệ lợi ích của mình” – ông nhấn mạnh.
Đặc phái viên Visentin cho biết không có bằng chứng nào cho thấy một cuộc chiến sắp xảy ra trong khu vực – vốn bao trùm một phạm vi rộng lớn từ bờ biển phía đông của châu Phi đến các đảo quốc Thái Bình Dương - nhưng EU lo ngại “trật tự đa phương dựa trên luật lệ sẽ không được tôn trọng đầy đủ”.
“Bảng giá được đưa ra do vi phạm trật tự dựa trên quy tắc đa phương là khá cao. Đó chắc chắn là một tín hiệu cho những người khác có thể muốn phá vỡ trật tự đa phương theo cách bạo lực như vậy, được đấy, nhưng sau đó họ biết họ có thể gặp phải điều gì” – ông Visentin nói.
TQ được coi là mối đe dọa lớn nhất trong khu vực. Đặc phái viên Visentin cho biết EU coi quốc gia đông dân nhất thế giới là “đối tác, bên cạnh tranh và đối thủ”.
Những lo ngại ngày càng tăng về việc tăng cường quân sự và các ý định chiến lược bùng lên sau khi một dự thảo hiệp ước an ninh giữa TQ và Quần đảo Solomon bị rò rỉ vào tháng 3, gây bất ngờ cho các đối tác truyền thống của quần đảo này như Úc, Mỹ và New Zealand.
Thỏa thuận với ngôn từ không mấy chặt chẽ này đã gây ra cảnh báo rằng sự ổn định của khu vực có thể bị đe dọa, với việc TQ có cơ hội cắm các tàu chiến của họ ở Thái Bình Dương, cách bờ biển Úc chưa đầy 2.000 km.
Thỏa thuận an ninh Trung Quốc - Solomon gây lo ngại cho nhiều nước xung quanh. Ảnh: ABC
Trong khi Pháp tuyên bố rằng họ “lo lắng ở nhiều cấp độ, đặc biệt là liên quan tham vọng của TQ với tư cách là một tác nhân an ninh khu vực” thì ông Visentin miễn cưỡng bình luận về việc liệu EU có coi đây là mối đe dọa đối với an ninh hay không, cho đến khi ông xem chi tiết của thỏa thuận và nói thêm rằng mọi quốc gia có quyền đưa ra các lựa chọn có chủ quyền.
“Nhưng tất nhiên, tín hiệu mà Quần đảo Solomon gửi đến chúng tôi rất to và rõ ràng: EU và các bên khác phải làm nhiều hơn nữa” – nhà ngoại giao EU nói.
Ông Sujiro Seam, đại sứ của EU tại Thái Bình Dương và Quần đảo Solomon, cho biết thỏa thuận chỉ ra sự cần thiết của EU trong việc tăng cường hành động ở khu vực Thái Bình Dương.
“Kinh nghiệm của EU trong các vấn đề an ninh và quốc phòng ở Thái Bình Dương còn rất hạn chế. Đó là một thách thức cho tương lai, và thỏa thuận an ninh này giữa TQ và Quần đảo Solomon phải được xem xét trong quá trình phát triển hành động của EU về an ninh và quốc phòng trong khu vực.
“Theo truyền thống ở Thái Bình Dương, EU là một đối tác phát triển. Thách thức chính là phải chứng minh rằng chúng tôi có thể trở thành một đối tác khác, một đối tác chiến lược trong lĩnh vực an ninh và quốc phòng” – ông nói.
Vào tháng 3, EU đã thông qua kế hoạch tăng cường chính sách an ninh và quốc phòng toàn cầu của mình. Chiến lược La bàn của khối này đề ra một lộ trình nhằm cải thiện khả năng của EU trong việc hành động một cách quyết đoán trong các cuộc khủng hoảng và bảo vệ an ninh cũng như công dân của EU.
“Việc áp dụng chiến lược này thậm chí còn phù hợp hơn, trong bối cảnh cuộc chiến ở Ukraine. Cuộc chiến ở Ukraine là thời khắc lịch sử góp phần khẳng định tham vọng của châu Âu trong các vấn đề an ninh và quốc phòng” – ông nói.
Ông Visentin cho biết, một kế hoạch an ninh chuyên sâu hơn sẽ không liên quan việc thiết lập các căn cứ quân sự cũng như không triển khai quân đội trừ phi trong một cuộc khủng hoảng, mà là tiến hành huấn luyện quân sự và diễn tập trực tiếp trên đất liền và trên biển, tăng cường thông tin tình báo và cho tàu của EU đi qua các khu vực có lợi ích hàng hải.
Theo điều phối viên Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ Kurt Campbell, Washington cùng các đồng minh châu Á và châu Âu cần phải tăng cường phối hợp, tham gia, chia sẻ thông tin trước ảnh...
Nguồn: [Link nguồn]