Lỗ hổng trên bức điêu khắc 600 tuổi vô tình phơi bày bí mật của đàn ông TQ xưa

Sự kiện: Tin tức Trung Quốc

Mặc dù bức điêu khắc đã trải qua khoảng 600 năm và qua tay hai nhà sưu tầm đồ cổ, nhưng họ đều không phát hiện ra bí mật ẩn giấu bên trong nó.

Đối với hai nhà sưu tầm này, dù món đồ có niên đại 600 năm và dù trông như thế nào thì nó cũng chỉ nói lên sự trải qua dâu bể, hoàn toàn không có gì bí ẩn.

Chỉ đến khi bức điêu khắc gỗ này được đem ra cuộc đấu giá ở Melbourne vào năm 2016, sự thật ẩn giấu mới tình cờ được phát hiện.

Như thường lệ, sản phẩm trước khi đem ra đấu giá sẽ được kiểm tra cẩn thận. Bức điêu khắc triều Minh này là hình đầu người bằng gỗ, bên trong rỗng. Nhân viên trong khi kiểm tra đã phát hiện ra một lỗ hổng. Sợ món đồ cổ bị hỏng, người này nhìn lại cẩn thận, hóa ra bên trong lỗ hổng có một thứ gì đó.

Bức điêu khắc triều Minh cùng tờ tiền bí ẩn bên trong

Bức điêu khắc triều Minh cùng tờ tiền bí ẩn bên trong

Sự tò mò bị kích động, họ lấy vật bên trong bức điêu khắc đó ra, không phải là tư liệu lịch sử quý giá, cũng không phải bí kíp võ công, mà là một tờ tiền cổ Đại Minh.

Điều này thật khó hiểu, chuyên gia khảo cổ lập tức có mặt, quan sát tỉ mỉ, cuối cùng cũng đã tìm ra lai lịch của tờ tiền này.

Tờ tiền có dòng chữ “Đại Minh thông hành bảo sao”, mệnh giá “nhất quán”. Vậy “Đại Minh thông hành bảo sao” là tiền gì? và mệnh giá “nhất quán”(1 quan) khi đó lớn đến mức nào?

Đại Minh thông hành bảo sao là loại tiền giấy có kích thước lớn nhất trên thế giới từ trước đến nay với diện tích 338x220 mm.

Theo sử sách ghi lại, loại tiền này phát hành lần đầu vào năm Hồng Vũ thứ 8 (1375), đến năm Hồng Vũ thứ 13 (1380) thì dừng lại.

Tờ tiền có mệnh giá ước tính bằng khoảng nửa năm lương của một tri huyện lúc bấy giờ

Tờ tiền có mệnh giá ước tính bằng khoảng nửa năm lương của một tri huyện lúc bấy giờ

Theo giá trị khi đó, “1 quan” “Đại Minh thông hành bảo sao” tương đương 28 lượng bạc trắng. Có người còn ước tính, 28 lượng bạc trắng bằng khoảng nửa năm lương của một tri huyện lúc bấy giờ.

Sau khi Đại Minh thông bảo phát hành, trong quá trình lưu thông liên tục phá giá. Mặc dù trong khoảng thời gian 20-30 năm từ Minh Thành Tổ đến Minh Tuyên Tông, nhà Minh đã áp dụng các biện pháp để duy trì sức mua của loại tiền này, nhưng cuối cùng nó vẫn rút lui khỏi vũ đài lịch sử.

Về sau, “bảo sao” mất đi ý nghĩa và giá trị ban đầu, trong dân gian chỉ dùng bạc hoặc tiền để giao dịch

Về sau, “bảo sao” mất đi ý nghĩa và giá trị ban đầu, trong dân gian chỉ dùng bạc hoặc tiền để giao dịch

Món đồ cổ này đem quy giá hiện nay thì phải nói là vô cùng quý giá, bởi vì hiện nay Đại Minh thông hành bảo sao được các nhà sưu tầm đồ cổ Trung Quốc đánh giá rất cao.

Vậy câu hỏi đặt ra là tại sao tờ tiền quý giá này lại được giấu vào trong bức phù điêu thông qua lỗ hổng?

Giả thiết đưa ra là, đây là “quỹ đen”. Chúng ta có thể liên tưởng đến tình huống: một người đàn ông thời Minh cố tình giấu vợ khoản tiền này để làm một việc gì đó mà không muốn vợ biết. Vì vậy, anh ta lén lút giấu tiền vào trong bức phù điêu này, nơi mà vợ anh ta không thể ngờ tới.

Đọc đến đây, có lẽ bạn sẽ thắc mắc rằng tại sao trong xã hội phong kiến, vị trí người đàn ông cao hơn hẳn phụ nữ mà họ phải làm việc giấu giếm vợ?

Lịch sử Trung Quốc đã ghi nhận không ít tấm gương điển hình “sợ vợ” (ảnh minh họa)

Lịch sử Trung Quốc đã ghi nhận không ít tấm gương điển hình “sợ vợ” (ảnh minh họa)

Kỳ thực trong lịch sử Trung Quốc đã ghi nhận không ít tấm gương điển hình “sợ vợ” như Gián nghị đại phu Ngụy Trưng, một trong những khai quốc công thần nhà Đường nhưng nổi tiếng sợ vợ.

Bên cạnh đó còn có một người khác cùng thời cũng sợ vợ không kém, đó là Phòng Huyền Linh, tuy là tể tướng đứng đầu quần thần nhưng rất “kính trọng” vợ.

Khách quan mà nói thì kể cả trong một xã hội trọng nam khinh nữ, thì người phụ nữ vẫn nắm vai trò “tay hòm chìa khóa” trong gia đình.

Bởi vì theo quan điểm truyền thống, xã hội đề cao trọng trách của người đàn ông là “trị quốc bình thiên hạ”. Để được như vậy, họ phải dùi mài kinh sử ra làm quan và lo xã giao bên ngoài, còn vấn đề “cơm áo gạo tiền” thuộc về phụ nữ.

Vì vậy, người đàn ông phải tự dành ra một khoản nhỏ để chi tiêu riêng trong những tình huống cần thiết, nhất là những tình huống đi ngược lại với mong muốn của người vợ, như mua thêm vợ bé. Dù xã hội khi đó chấp nhận chuyện nam giới năm thê bảy thiếp nhưng đó cũng không phải là mong muốn của người vợ chính, trừ khi người vợ này hiếm muộn.

Đàn ông thời xưa có thể năm thê bảy thiếp (ảnh minh họa)

Đàn ông thời xưa có thể năm thê bảy thiếp (ảnh minh họa)

Ngoài ra, đàn ông thời xưa được tự do ra vào thanh lâu, vì vậy các học giả không loại trừ tình huống này cũng là nguyên nhân làm cho đàn ông muốn tích lũy “quỹ đen”. Bởi đây không phải vấn đề mà người đàn ông có thể đem ra bàn bạc với người vợ để có được một khoản tiền tiêu. Một chút bất cẩn cũng có thể biến người phụ nữ vốn yếu thế trở thành “sư tử Hà Đông”.

Chính vì những tình huống trên mà ngay từ xưa đã có hiện tượng người đàn ông tích lũy khoản riêng. Khoản tiền này tương tự như cách chúng ta tiết kiệm.

Tất nhiên, việc này cũng không dễ dàng qua mắt người vợ. Cô ta sẽ dò tìm những nơi chồng có thể cất giấu. Và thế là trò chơi mèo vờn chuột bắt đầu.

Dù sao tờ tiền Đại Minh được phát hiện một cách tình cờ cũng làm cho không ít người chứng kiến sửng sốt, bên cạnh đó cũng có người thở dài, hóa ra “quỹ đen” đã có từ rất lâu rồi.

Nguồn: [Link nguồn]

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hồng Nhung - Sohu ([Tên nguồn])
Tin tức Trung Quốc Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN