Lộ diện tên lửa "khủng" Trung Quốc vừa âm thầm thử nghiệm, gần bắt kịp Nga- Mỹ

Một nguồn tin giấu tên chia sẻ với tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP) rằng, Trung Quốc đã cho thử nghiệm tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm thế hệ mới JL-3 ở vịnh Bột Hải vào cuối tháng 11.

Vụ phóng thử tên lửa JL-3 được cho nằm trong chương trình nâng cao năng lực phòng thủ hạt nhân và phản công của hải quân Trung Quốc.

Tên lửa JL-3 do Trung Quốc sẩn xuất có tầm bắn khoảng 9.000 km. Trong khi đó, các tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm (SLBM) Trident II của Mỹ và Bulava của Nga có tầm bắn là 12.000 km.

Vụ phóng thử tên lửa JL-3 được cho nằm trong chương trình nâng cao năng lực phòng thủ hạt nhân và phản công của hải quân Trung Quốc.

Tên lửa JL-3 do Trung Quốc sẩn xuất có tầm bắn khoảng 9.000 km. Trong khi đó, các tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm (SLBM) Trident II của Mỹ và Bulava của Nga có tầm bắn là 12.000 km.

Lộ diện tên lửa "khủng" Trung Quốc vừa âm thầm thử nghiệm, gần bắt kịp Nga- Mỹ - 1

Tàu ngầm Trung Quốc. 

Song theo nguồn tin trên, vụ phóng thử thành công tên lửa JL-3 đã minh chứng cho bước tiến lớn của quân đội Trung Quốc bởi trước đó, tên lửa JL-2 chỉ có tầm bắn 7.000 km.

"Dù sức mạnh tấn công vẫn còn kém Trident II và Bulava, song cuộc thử nghiệm thành công tên lửa JL-3 đã là một bước tiến lớn. Bởi tầm bắn 9.000 km của JL-3 đồng nghĩa với việc tên lửa Trung Quốc có thể tấn công bất cứ mục tiêu nào trên thế giới”, nguồn tin giấu tên nói.

Cũng theo nguồn tin trên, “việc tên lửa JL-3 có tầm bắn thấp hơn so với các tên lửa cùng loại của Mỹ và Nga là do quân đội Trung Quốc vẫn chưa đạt được bước đột phá lớn trong công nghệ phát triển các tàu ngầm hạt nhân”.

Trong khi đó, tờ Washington Free Beacon dẫn nguồn tin tình báo Mỹ cho hay, Trung Quốc tiến hành phóng thử tên lửa JL-3 vào ngày 24/11. Tên lửa của Trung Quốc được phóng từ một tàu ngầm truyền thống cải tiến.

Tên lửa JL là dòng tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) được Trung Quốc phát triển hoạt động trên các tàu ngầm hạt nhân. Đây cũng là một phần trong chiến lược mở rộng năng lực phòng thủ hạt nhân trên biển và trên đất liền của quân đội Trung Quốc.

Theo chuyên gia quân sự tại Bắc Kinh Li Jie, năng lực phòng thủ hạt nhân của Trung Quốc sẽ tăng lên đáng kể một khi tên lửa JL-3 đạt tới tầm bắn thiết kế.

Bên cạnh đó, các ICBM phóng từ trên mặt đất của Trung Quốc có tầm bắn 12.000 km. Với tầm bắn này, tên lửa Trung Quốc có thể tấn công bất cứ mục tiêu nào trên lãnh thổ Mỹ chỉ trong 1 giờ đồng hồ.

“Nếu Trung Quốc có thể cải tiến khả năng tấn công của JL-3, Bắc Kinh sẽ nắm thêm ưu thế mặc cả trong các vấn đề quân sự, chính trị và kinh tế”, ông Li nói.

Còn theo chuyên gia quân sự ở Hong Kong Song Zhongping, trong vòng 4 năm tới, Bắc Kinh sẽ đạt được mục tiêu trên bởi đây là khoảng thời gian các tàu ngầm hạt nhân trang bị tên lửa đạn đạo của Trung Quốc đi vào hoạt động. Đây cũng là lúc tên lửa JL-3 đạt được tầm bắn như thiết kế.

“Trung Quốc chỉ muốn chứng minh năng lực phòng thủ hạt nhân quốc gia. Trung Quốc sẽ không tham gia cuộc đua vũ trang với Nga và Mỹ bằng cách phát triển hàng ngàn đầu đạn hạt nhân và tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo (SSBN) đắt đỏ”, ông Song nhận định.

Cũng theo ông Song, “Bắc Kinh sẽ chỉ phát triển số lượng ít SSBN và SLBM bởi mục tiêu chính của Trung Quốc là đảm bảo quân đội có khả năng phản công hạt nhân hùng mạnh và hiệu quả nhất trong trường hợp quốc gia bị vũ khí hạt nhân tấn công”.

Ông Zhou Chenming, nhà phân tích quân sự ở Bắc Kinh nhấn mạnh thêm, có thể Trung Quốc sẽ không bắt kịp về số lượng nhưng quốc gia này sẽ tập trung vào nâng cấp công nghệ để thu hẹp khoảng cách với Mỹ và Nga trong lĩnh vực tàu ngầm hạt nhân và tên lửa.

“Tên lửa JL-13 có thể tấn công Mỹ dù không phải là mọi khu vực trên lãnh thổ Mỹ. Trên thực tế, Nga và Mỹ đã nắm trong tay những công nghệ tối tân hơn trang bị cho lực lượng tàu ngầm hạt nhân và tên lửa đạn đạo”, ông Zhou cho hay.

Còn theo một bản báo cáo thường niên được Lầu Năm Góc trình lên Quốc hội Mỹ, Trung Quốc đang nắm trong tay 4 tàu ngầm hạt nhân và mỗi chiếc trang bị 16 tên lửa JL-2. Tuy nhiên, tàu ngầm thế hệ mới Type 096 còn có thể mang theo 24 tên lửa JL-3.

Trong khi đó, hải quân Mỹ sở hữu 18 tàu ngầm hạt nhân lớp Ohio với 14 chiếc có khả năng mang theo 24 tên lửa Trident I. Song Mỹ cũng đang phát triển các tàu ngầm tối tân hơn lớp Columbia với khả năng mang theo 16 tên lửa hiện đại nhất Trident II.

Giới truyền thông phương Tây đánh giá hải quân Nga đang vận hành 10 tàu ngầm hạt nhân và 3 trong số tàu ngầm lớp Borei thế hệ mới có thể mang theo 16 tên lửa Bulava trên mỗi tàu. Còn theo Tổng công ty đóng tàu thống nhất Nga, Moscow kỳ vọng hoàn thành đóng 5 tàu ngầm lớp Borei cải tiến vào năm 2020.

Tàu ngầm hạt nhân Nga phóng tên lửa uy lực trúng mục tiêu cách 700km

Một tàu ngầm hạt nhân Nga mới đây đã phóng tên lửa hành trình Kalibr đánh trúng mục tiêu cách 700km trong cuộc diễn tập...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Minh Thu - Lược dịch ([Tên nguồn])
Vũ khí quân sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN