Lộ diện quốc gia Đông Nam Á đầu tiên có thể sở hữu tiêm kích tàng hình F-35C

Sự kiện: Vũ khí quân sự

Tiêm kích tàng hình F-35C nhiều khả năng sẽ sớm xuất hiện tại Đông Nam Á khi một quốc gia giàu có đồng thời là đồng minh quan trọng của Mỹ "để mắt" đến nó.

Không quân Singapore có thể dừng theo đuổi ý định mua máy bay chiến đấu Lockheed Martin F-35B Lightning II đã đặt hàng, thay vào đó họ đang quan tâm tới phiên bản tiêm kích tàng hình F-35C.

Không quân Singapore có thể dừng theo đuổi ý định mua máy bay chiến đấu Lockheed Martin F-35B Lightning II đã đặt hàng, thay vào đó họ đang quan tâm tới phiên bản tiêm kích tàng hình F-35C.

Thông tin trên được công bố bởi ấn phẩm trực tuyến 19FortyFive của Mỹ. Lý do liên quan tới sự do dự của các nhà chức trách Singapore về việc lựa chọn máy bay chiến đấu phù hợp.

Thông tin trên được công bố bởi ấn phẩm trực tuyến 19FortyFive của Mỹ. Lý do liên quan tới sự do dự của các nhà chức trách Singapore về việc lựa chọn máy bay chiến đấu phù hợp.

Tổng cộng 12 máy bay chiến đấu F-35B đã được Singapore đặt hàng từ Mỹ vào năm 2020, khi đó nhiều chuyên gia cho rằng đây là một ý định bất ngờ bởi phiên bản Lightning II này vốn được biết đến trong vai trò bố trí trên tàu sân bay hoặc tàu đổ bộ cỡ lớn.

Tổng cộng 12 máy bay chiến đấu F-35B đã được Singapore đặt hàng từ Mỹ vào năm 2020, khi đó nhiều chuyên gia cho rằng đây là một ý định bất ngờ bởi phiên bản Lightning II này vốn được biết đến trong vai trò bố trí trên tàu sân bay hoặc tàu đổ bộ cỡ lớn.

Nhưng với bối cảnh diện tích lãnh thổ nhỏ, Không quân Singapore có ý tưởng thay thế phi đội máy bay chiến đấu F-16 cũ kỹ bằng những chiếc F-35B mới, dự định trên của họ không liên quan tới tham vọng chế tạo hàng không mẫu hạm hay tàu đổ bộ tấn công.

Nhưng với bối cảnh diện tích lãnh thổ nhỏ, Không quân Singapore có ý tưởng thay thế phi đội máy bay chiến đấu F-16 cũ kỹ bằng những chiếc F-35B mới, dự định trên của họ không liên quan tới tham vọng chế tạo hàng không mẫu hạm hay tàu đổ bộ tấn công.

Việc lựa chọn F-35B không phải là ngẫu nhiên khi Singapore dự định tái thiết các căn cứ không quân của mình. Quốc gia nhỏ bé này đã bày tỏ tính toán muốn từ bỏ những căn cứ có đường băng dài.

Việc lựa chọn F-35B không phải là ngẫu nhiên khi Singapore dự định tái thiết các căn cứ không quân của mình. Quốc gia nhỏ bé này đã bày tỏ tính toán muốn từ bỏ những căn cứ có đường băng dài.

Vì vậy Singapore đã giải quyết yêu cầu bằng một chiếc tiêm kích có khả năng cất cánh đường băng ngắn và hạ cánh thẳng đứng (STOVL). Theo hợp đồng, Mỹ phải giao 12 máy bay chiến đấu đã đặt hàng với thời hạn chậm nhất là vào năm 2026.

Vì vậy Singapore đã giải quyết yêu cầu bằng một chiếc tiêm kích có khả năng cất cánh đường băng ngắn và hạ cánh thẳng đứng (STOVL). Theo hợp đồng, Mỹ phải giao 12 máy bay chiến đấu đã đặt hàng với thời hạn chậm nhất là vào năm 2026.

Nếu mọi việc tiến hành suôn sẻ, phi đội F-35B của Singapore sẽ đạt trạng thái sẵn sàng chiến đấu hoàn toàn vào năm 2029, giúp quốc gia Đông Nam Á này xây chắc vị trí dẫn đầu khu vực về khả năng tác chiến trên không.

Nếu mọi việc tiến hành suôn sẻ, phi đội F-35B của Singapore sẽ đạt trạng thái sẵn sàng chiến đấu hoàn toàn vào năm 2029, giúp quốc gia Đông Nam Á này xây chắc vị trí dẫn đầu khu vực về khả năng tác chiến trên không.

Tuy nhiên giờ đây Singapore đang để mắt đến một máy bay chiến đấu khác. Cụ thể là một phiên bản khác của F-35 Lightning II có thể làm "trật bánh" đơn đặt hàng F-35B. Thông tin này đến từ một quan chức cấp cao trong Bộ Quốc phòng của quốc gia Đông Nam Á.

Tuy nhiên giờ đây Singapore đang để mắt đến một máy bay chiến đấu khác. Cụ thể là một phiên bản khác của F-35 Lightning II có thể làm "trật bánh" đơn đặt hàng F-35B. Thông tin này đến từ một quan chức cấp cao trong Bộ Quốc phòng của quốc gia Đông Nam Á.

Nguồn tin cho biết, một quan sát viên của Bộ Quốc phòng Singapore đã tới Nhật Bản nhằm mục đích tìm hiểu một số căn cứ của Không quân Nhật Bản và các trạm của Thủy quân lục chiến Mỹ mà từ đó F-35B được vận hành.

Nguồn tin cho biết, một quan sát viên của Bộ Quốc phòng Singapore đã tới Nhật Bản nhằm mục đích tìm hiểu một số căn cứ của Không quân Nhật Bản và các trạm của Thủy quân lục chiến Mỹ mà từ đó F-35B được vận hành.

Hai quan sát viên khác lần lượt được cử tới Mỹ và Australia để làm quen với quy trình hoạt động tương tự, nhưng là đối với máy bay chiến đấu F-35A - đây là phiên bản cất hạ cánh thông thường của gia đình F-35, nhưng nó cũng có thể bay STOVL và là một lựa chọn cho Singapore.

Hai quan sát viên khác lần lượt được cử tới Mỹ và Australia để làm quen với quy trình hoạt động tương tự, nhưng là đối với máy bay chiến đấu F-35A - đây là phiên bản cất hạ cánh thông thường của gia đình F-35, nhưng nó cũng có thể bay STOVL và là một lựa chọn cho Singapore.

Nhưng tính năng bay STOVL của F-35A vẫn bị nghi ngờ, khi nó yêu cầu thêm những điều kiện và khí tài đặc biệt, bởi vậy lựa chọn này nhanh chóng bị loại bỏ để nhường chỗ cho ứng viên sáng giá hơn.

Nhưng tính năng bay STOVL của F-35A vẫn bị nghi ngờ, khi nó yêu cầu thêm những điều kiện và khí tài đặc biệt, bởi vậy lựa chọn này nhanh chóng bị loại bỏ để nhường chỗ cho ứng viên sáng giá hơn.

Khả năng cao nhất chính là Singapore sẽ thay thế F-35B bằng phiên bản F-35C - đây là biến thể sử dụng trên tàu sân bay, hiện chỉ được vận hành bởi Hải quân Mỹ và chiến đấu cơ này vẫn chưa được bán cho quốc gia khác.

Khả năng cao nhất chính là Singapore sẽ thay thế F-35B bằng phiên bản F-35C - đây là biến thể sử dụng trên tàu sân bay, hiện chỉ được vận hành bởi Hải quân Mỹ và chiến đấu cơ này vẫn chưa được bán cho quốc gia khác.

Tuy nhiên F-35C có một lợi thế so với các thành viên trong gia đình F-35, đó là nó có thể mang nhiều nhiên liệu hơn và có tầm bay cũng như tải trọng vũ khí được tăng lên khá nhiều.

Tuy nhiên F-35C có một lợi thế so với các thành viên trong gia đình F-35, đó là nó có thể mang nhiều nhiên liệu hơn và có tầm bay cũng như tải trọng vũ khí được tăng lên khá nhiều.

Với năng lực tác chiến cao hơn hẳn F-35B, đồng thời vẫn duy trì được khả năng cất hạ cánh đường băng ngắn, phiên bản F-35C theo nhận xét là ứng viên sáng giá nhất, có khả năng sẽ được Không quân Singapore "chốt đơn" trong tương lai gần.

Với năng lực tác chiến cao hơn hẳn F-35B, đồng thời vẫn duy trì được khả năng cất hạ cánh đường băng ngắn, phiên bản F-35C theo nhận xét là ứng viên sáng giá nhất, có khả năng sẽ được Không quân Singapore "chốt đơn" trong tương lai gần.

Nguồn: [Link nguồn]

Lầu Năm Góc ngừng nhận lô tiêm kích tàng hình F-35 vì động cơ có hợp kim từ Trung Quốc

Lầu Năm Góc tạm ngừng tiếp nhận các máy bay chiến đấu F-35 vì hợp kim của nam châm trong động cơ máy bay được sản xuất tại Trung Quốc.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Bạch Dương - 19FortyFive ([Tên nguồn])
Vũ khí quân sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN