Lộ điểm yếu khiến Trung Quốc khó xây dựng quân đội hàng đầu thế giới

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đặt ra mục tiêu đưa quân đội Trung Quốc trở thành lực lượng chiến đấu hàng đầu, nhưng các nhà phân tích cho rằng vẫn còn một điểm yếu cốt lõi.

Lộ điểm yếu khiến Trung Quốc khó xây dựng quân đội hàng đầu thế giới - 1

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong chuyến thăm đơn vị quân đội.

Theo tờ Bưu điện Hoa nam Buổi sáng (SCMP), trong một chuyến thăm đến Học viện Bộ binh Quân đội Trung Quốc, ông Tập nhắc đến sự cần thiết của việc huấn luyện, nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu.

“Viện nghiên cứu, huấn luyện cho quân đội được thành lập để tìm ra cách chiến đấu và chiến thắng. Chúng ta phải tập trung vào môi trường tác chiến thực tế và tìm ra nhiều tài năng hơn nữa”, ông Tập nói.

Chuyến thăm của ông Tập diễn ra hai năm sau khi Chủ tịch Trung Quốc đặt mục tiêu hiện đại hóa quân đội toàn diện vào năm 2035, trong đó phát triển công nghệ là ưu tiên chính.

Trung Quốc đã nâng mức chi tiêu quốc phòng lên 7,5% và mức chi phí cho nghiên cứu lên 13,4% dù kinh tế đối mặt với nhiều khó khăn.

Nhưng vẫn còn một thách thức lớn mà quân đội Trung Quốc chưa tìm ra phương án giải quyết hiệu quả. Không có binh sĩ có học vấn cao, các mục tiêu mà ông Tập đề ra sẽ không thể thành hiện thực.

Một cựu tư lệnh quân đội Trung Quốc nói đây là một trong những vấn đề mà quân đội hết sức lo ngại. “Tiêu chuẩn binh sĩ đã nâng cao trong những năm qua, nhưng Trung Quốc vẫn đi sau các nước phát triển”, người này nói. “Một yếu tố chính là do trình độ học vấn chưa được xem trọng”.

Năm 2016, Tập đoàn RAND dẫn lời các chuyên gia quân sự Trung Quốc nhận định, phần lớn điểm yếu chính của lực lượng vũ trang Trung Quốc đến từ kết cấu tổ chức, đồng thời là chất lượng binh sĩ.

Yếu tố con người đặt ra cho quân đội Trung Quốc nhiều thách thức, bao gồm trình độ học vấn thấp, thiếu hiểu biết sâu về kỹ thuật, thiếu sót về sức khỏe tâm lý và thể chất, tinh thần chiến đấu không cao.

Quân đội Trung Quốc không công bố dữ liệu chính xác, nhưng theo một cuộc khảo sát năm 2010, chỉ một nửa trong số 2,3 triệu quân ở Trung Quốc có trình độ trung học và chỉ một phần tư là từng tốt nghiệp đại học.

Ngược lại, ở Mỹ, gần như toàn bộ các binh sĩ đều ít nhất từng tốt nghiệp phổ thông trung học, theo bản báo cáo năm 2008.

Vấn đề học vấn được phản ánh trong bản báo cáo của quân đội Trung Quốc hồi năm ngoái, trong đó chỉ ra cứ 15 vị trí hàng đầu trong quân đội thì chỉ có 2 người là từng tốt nghiệp đại học.

Bates Gill, chuyên gia quốc phòng ở Đại học Macquarie, Úc, nói việc đào tạo tài năng là rào cản lớn trong tham vọng hiện đại hóa quân đội của ông Tập.

“Quân đội có trình độ học vấn cao hơn là yêu cầu cấp thiết vì các vũ khí ngày nay ngày càng hiện đại và tích hợp nhiều công nghệ phức tạp”, Gill nói. “Quân đội trung Quốc sẽ ngày càng cần đến vũ khí công nghệ cao, song song với đó là nhân lực trình độ cao”.

Giới lãnh đạo Trung Quốc biết điều này nên không ngừng ưu tiên tuyển chọn binh sĩ quân đội có trình độ cao. Tính đến năm 2014, 150.000 trong số 400.000 quân bổ sung hàng năm là người từng tốt nghiệp đại học.

Bên cạnh đó, đội ngũ binh sĩ quân đội có trình độ cao còn phải được huấn luyện và làm quen với môi trường chiến đấu một cách bài bản. Đây là những thách thức không nhỏ ngăn quân đội Trung Quốc chuyển mình thành lực lượng chiến đấu tinh vi và hiện đại.

Điểm yếu chí mạng quân đội TQ không thể khắc phục?

Quân đội Trung Quốc dù hiện đại hóa đến mấy, dù cải thiện năng lực chiến đấu đến mấy thì những khả năng đó...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - SCMP ([Tên nguồn])
Vũ khí quân sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN