Lo chiến tranh, Nga đưa tên lửa mạnh nhất gần Triều Tiên?

Quân đội Nga đưa siêu tên lửa Buk M3 hiện đại nhất đến khu vực phía tây Siberia, trước tình hình leo thang trên bán đảo Triều Tiên.

Lo chiến tranh, Nga đưa tên lửa mạnh nhất gần Triều Tiên? - 1

Đơn vị tên lửa Buk-M3 đầu tiên hiện diện ở vùng Viễn Đông của Nga.

Theo Express, Nga đã có những động thái đề phòng Triều Tiên sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis nói chính quyền của nhà lãnh đạo Kim Jong-un là “mối đe dọa khẩn cấp, nguy hiểm đối với an ninh và hòa bình”.

Nga thời gian qua cũng “bày tỏ lo ngại” về những vụ phóng tên lửa Triều Tiên, vốn có thể “thổi bùng căng thẳng trong khu vực”.

Buk-M3 là hệ thống tên lửa phòng không hiện đại nhất của Nga, mới được giới thiệu năm 2016. Phương Tây và Mỹ hiện không có hệ thống phòng thủ tên lửa với năng lực tương đương.

Buk-M3 có tầm bắn tới 35.000 mét, tốc độ tối đa 11.000 km/giờ và khai hỏa ở khoảng cách 500km. Hệ thống tên lửa tối tân này có thể đánh trúng mọi vật thể trên không, từ máy bay chiến đấu, trực thăng, tên lửa đạn đạo, tên lửa hành trình cho đến cả những quả bom dẫn đường bằng vệ tinh.

Lo chiến tranh, Nga đưa tên lửa mạnh nhất gần Triều Tiên? - 2

Việc Nga đưa hệ thống tên lửa hiện đại nhất đến vùng Viễn Đông được cho là động thái đề phòng Triều Tiên.

Hệ thống tên lửa Buk-M3 hoạt động hiệu quả ngay cả trong môi trường bị đối phương gây nhiễu.

Đây là lần đầu tiên quân đội Nga đưa tổ hợp Buk-M3 đến khu vực Viễn Đông. Tên lửa được đặt tại Ulan-Ude, thủ phủ của nước Cộng hòa Buryatia thuộc Nga.

Giới chuyên gia quân sự nhận định, việc đưa Buk-M3 đến vùng Viễn Đông là “động thái đề phòng căng thẳng leo thang trên bán đảo Triều Tiên”.

Chuyên gia Nga Vasily Kashin nói: “Việc Nga tái thiết lập tổ hợp phòng không ở Ulan-Ude sẽ là quân bài đảm bảo trong trường hợp nổ ra xung đột ở Triều Tiên”.

Buk-M3 là hệ thống tên lửa phòng không đáng gờm của Nga.

“Đơn vị tên lửa Buk-M3 có thể bí mật di chuyển sâu hơn nữa, bảo vệ cơ quan đầu não và trung tâm công nghiệp của Nga trước mối đe dọa tên lửa Triều Tiên”.

Đơn vị Buk-M3 đầu tiên của Nga đã kết thúc quá trình thử nghiệm năm 2016 và hiện đang sẵn sàng trực chiến.

Báo Nga Rossiyskaya Gazeta nói: “Buk-M3 có thể phóng tên lửa ngay sau khi xe phóng ngừng lại 20 giây. Mỗi tổ hợp Buk-M3 mang theo 12 đạn tên lửa”.

“Điều đáng chú ý so với các phiên bản từ thời Liên Xô là Buk-M3 có thể tấn công cả mục tiêu trên mặt đất, khiến cho hệ thống này trở thành tên lửa dẫn đường chiến thuật”, báo Nga viết.

Uy lực đáng sợ của vũ khí bắn MH17 khiến 298 người tử nạn

Hệ thống tên lửa phòng không Buk được xác định bắn rơi máy bay Malaysia mang số hiệu MH17 khiến 298 người thiệt mạng...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Đăng Nguyễn - Express ([Tên nguồn])
Vũ khí quân sự Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN